Từ khoá : chuyển đổi số

20 bài viết

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Kinh nghiệm phát triển kinh tế số của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Nền kinh tế số của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa (GMV) tăng 28%, từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022, nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021(1). Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong quá trình phát triển kinh tế số, như môi trường thể chế và pháp lý cho phát triển kinh tế số chưa đồng bộ, minh bạch và mang tính kiến tạo; việc xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối dữ liệu còn manh mún, thiếu sự kết nối liên thông; nguồn nhân lực công nghệ - thông tin chưa đáp ứng yêu cầu; việc bảo đảm an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin chưa tốt... Việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế để góp phần tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế trên có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nền kinh tế số của Việt Nam thời gian tới.

Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số

Đào tạo nguồn nhân lực ngành báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số

Đào tạo nguồn nhân lực báo chí theo hướng chuyển đổi số là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành công đối với công cuộc chuyển đổi số báo chí hiện nay, trong đó, tập trung đào tạo về nội dung và công nghệ. Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số báo chí cần được coi là trọng tâm và cấp thiết quyết định sự thành công trong quá trình chuyển đổi số báo chí.

Đổi mới hoạt động đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

Đổi mới hoạt động đào tạo báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay

(LLCT&TT) Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách về phát triển báo chí, đặc biệt là về vấn đề xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí. Tuy nhiên, để báo chí hoạt động hiệu quả hơn nữa trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, vấn đề đào tạo nguồn lực cho báo chí cần đặt lên vị trí hàng đầu. Tác giả bài viết nêu ra 8 vấn đề cần quan tâm đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay.

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực báo chí - truyền thông

Chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực báo chí - truyền thông

(LLCT&TT) Nhu cầu báo chí - truyền thông (BC-TT) nói chung và sản xuất nội dung BC-TT nói riêng đang và sẽ bùng nổ trong kỷ nguyên số. Các tổ chức công và tư đều cần phải tương tác và gắn kết với nhiều nhóm khách hàng và đối tác khác nhau trên các nền tảng số, mạng xã hội. Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đang rất “khát” nhân sự làm về truyền thông và nội dung, nhu cầu này được dự báo sẽ gia tăng mạnh trong những năm tới. Điều này đặt ra nhiều cơ hội, nhưng cũng nhiều thách thức cho các cơ sở đào tạo trong lĩnh vực BC-TT. Chuyển đổi số trong đào tạo BC-TT không chỉ dừng lại ở việc số hóa (digitization) và ứng dụng công nghệ (digitalization) mà đang buộc các cơ sở đào tạo phải tư duy lại toàn bộ phương thức hoạt động của mình cũng như các sản phẩm đào tạo cung cấp cho thị trường, cho xã hội nói chung.

Phát triển xuất bản số ở Việt Nam

Phát triển xuất bản số ở Việt Nam

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam, xuất bản số trở thành xu thế tất yếu của ngành xuất bản, đòi hỏi các đơn vị xuất bản cần xây dựng định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển xuất bản số để đáp ứng nhu cầu xã hội và bắt kịp xu thế của thời đại.

Phát triển năng lực của giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Phát triển năng lực của giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học

Chuyển đổi số trong giáo - dục đào tạo nói chung, trong đào tạo đại học nói riêng cần được triển khai đồng bộ trên nhiều khía cạnh, như: phát triển hệ thống dữ liệu toàn quốc về giáo dục - đào tạo; phát triển, khai thác hệ thống học liệu và môi trường học tập số; xây dựng và triển khai khung năng lực số cho người học; phát triển nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và chuyển đổi số… Bài viết tập trung xem xét về phát triển năng lực số của đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay.

Báo chí thế giới trong "cơn lốc" chuyển đổi số

Báo chí thế giới trong "cơn lốc" chuyển đổi số

New York Times - tờ báo 171 tuổi của Mỹ, trong gần 10 năm qua đã tiên phong định hình lại báo chí, từ mô hình đưa tin truyền thống chuyển sang nhiều định dạng mới. South China Morning Post - tờ báo của Hồng Kông (Trung Quốc) từ “cây cổ thụ” 119 năm tuổi đã hiện đại hóa, trở thành tòa soạn số. Đây là hai ví dụ thành công điển hình ở 2 khu vực phương Đông và phương Tây trong việc chuyển đổi số thành công, giữ chân độc giả cũ cũng như thu hút được đông đảo độc giả mới giữa bối cảnh cạnh tranh, thách thức của hàng loạt công nghệ và hình thức truyền thông mới của mạng xã hội.

Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số

Việt Nam đẩy mạnh phát triển kinh tế số

Thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế số. Bên cạnh những kết quả tích cực bước đầu, việc phát triển kinh tế số ở nước ta còn bộc lộ không ít những hạn chế. Trong thời gian tới, trên cơ sở phát huy những thành tựu đạt được, từng bước khắc phục những khó khăn, hạn chế, việc đẩy mạnh “phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo”(1) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết.

Mạng xã hội và những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay

Mạng xã hội và những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch ở nước ta hiện nay

Các mạng xã hội trực tuyến đang ngày càng trở nên phổ biến, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, làm thay đổi thói quen tiếp nhận tri thức, thông tin của người dân, tạo ra những biến đổi về hệ thống cấu trúc thông tin, truyền thông của xã hội. Mạng xã hội cũng đang đặt ra những thách thức đối với công tác thông tin, tuyên truyền, bảo vệ an ninh tư tưởng và đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch.

Báo chí Việt Nam: Giải bài toán kinh tế - công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số

Báo chí Việt Nam: Giải bài toán kinh tế - công nghệ trong bối cảnh chuyển đổi số

Ngày 15.6, tại Hà Nội, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) phối hợp với Báo điện tử VietnamPlus thuộc TTXVN tổ chức Tọa đàm “Mô hình kinh doanh báo chí: Lựa chọn nào cho báo chí Việt Nam”.

Chuyển đổi số trong báo chí là vấn đề nóng hổi hiện nay

Chuyển đổi số trong báo chí là vấn đề nóng hổi hiện nay

Trao đổi với những người làm báo tại Thái Nguyên, nhà báo Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đi sâu phân tích hoạt động chuyển đổi số của báo chí trong nước và thế giới, đồng thời nhấn mạnh: Chuyển đổi số trong báo chí là vấn đề nóng hổi hiện nay!

Chuyển đổi số trong báo chí - truyền thông đồng hành với khát vọng phát triển đất nước

Chuyển đổi số trong báo chí - truyền thông đồng hành với khát vọng phát triển đất nước

Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí - truyền thông là xu hướng tất yếu. Cơ quan báo chí - truyền thông thực hiện sớm, bài bản, gắn với bản sắc, đường hướng phát triển sẽ có cơ hội làm tốt nội dung, "chiếm hữu" bạn đọc và ngày càng phát triển.

Kinh tế không tiếp xúc: Nhận diện và một số hàm ý chính sách

Kinh tế không tiếp xúc: Nhận diện và một số hàm ý chính sách

Xu thế ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã cho ra đời nhiều sản phẩm và mô hình kinh tế mới. Trong bối cảnh những thay đổi mang tính cấu trúc trong phương thức vận hành nền kinh tế trên thế giới, phát triển kinh tế không tiếp xúc là xu hướng tất yếu. Bên cạnh việc ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật để mở đường cho kinh tế không tiếp xúc, Việt Nam cần thay đổi tư duy phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Truyền thông sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số

Truyền thông sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số

Trong khuôn khổ Giải thưởng Truyền thông Digital châu Á 2020 của Hiệp hội Báo chí – Xuất bản thế giới (WAN-IFRA) tại sự kiện e-Digital Media Asia 2020, Dự án chống tin giả của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã giành giải Vàng ở hạng mục Best Project for News Literacy. Đây là lần thứ 3 TTXVN đoạt giải thưởng quốc tế với những phương thức sáng tạo mới về báo chí – truyền thông.