Từ khoá : quan điểm

26 bài viết

Phê phán quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay

Phê phán quan điểm phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay

Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là một trong những cống hiến vĩ đại của C.Mác đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Trước những biến đổi nhanh chóng, phức tạp của thế giới, các thế lực phản động luôn tìm mọi cách để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay. Bài viết nhận diện và đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, góp phần quan trọng vào bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Bài viết đạt giải Khuyến khích Cuộc thi viết chính luận khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”, lần thứ Nhất, năm 2021.

Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Bảo đảm tính đảng và tính khoa học của khoa học lịch sử và khoa học chính trị trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Thực tiễn đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch gắn liền với việc giải quyết mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học. Bài viết phân tích một số vấn đề lý luận về tính đảng và tính khoa học trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; làm rõ thực trạng, đề xuất một số giải pháp bảo đảm mối quan hệ giữa tính đảng và tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về thái độ với sai lầm, khuyết điểm

Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về thái độ với sai lầm, khuyết điểm

Trên cơ sở phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những thái độ thường gặp đối với sai lầm, khuyết điểm trong Đảng; phân tích và khẳng định thái độ đúng đắn, cách mạng nhất của người cán bộ, đảng viên với sai lầm, khuyết điểm, từ đó bài viết rút ra những bài học trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.

Nhận thức đúng và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay

Nhận thức đúng và kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay

Những nhiệm kỳ gần đây, khi Đảng Cộng sản Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực trong Đảng và hệ thống chính trị thì các phần tử phản động, cơ hội, các thế lực thù địch đã xuyên tạc bản chất cuộc đấu tranh này bằng những luận điệu phản động như “phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam mãi mãi chỉ là khẩu hiệu, hình thức”. Vì vậy, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cần nhận diện đúng, kiên quyết đấu tranh giữ vững quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay.

Phê phán quan điểm: “Việt Nam cần liên minh quân sự để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”

Phê phán quan điểm: “Việt Nam cần liên minh quân sự để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”

Quan điểm “Việt Nam cần liên minh quân sự để giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” là rất sai lầm, thiếu cơ sở, “lợi bất cập hại”, đi ngược lại đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng. Vì vậy, cần phải được phê phán, bác bỏ.

Tác phẩm "Dân vận" và sự chỉ dẫn với công tác dân vận hiện nay

Tác phẩm "Dân vận" và sự chỉ dẫn với công tác dân vận hiện nay

Cách đây 73 năm, ngày 15/10/1949, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn gay go, quyết liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài báo Dân vận - một tác phẩm tuy ngắn gọn, nhưng chứa đựng quan điểm mang tầm chiến lược về vai trò của nhân dân, vấn đề dân chủ, về vị trí, phương pháp, cách thức của công tác dân vận. Ngày 15/10 trở thành Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng, đồng thời là “Ngày Dân vận của cả nước” để cùng nhau học tập và thực hiện những lời chỉ dẫn sâu sắc, thiết thực của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác dân vận.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng không phải là "sự chuyên quyền"

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng không phải là "sự chuyên quyền"

Là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Đảng, để Đảng luôn là một tổ chức thống nhất về ý chí và hành động; đồng thời, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và của tập thể vì lợi ích chung của sự nghiệp cách mạng. Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm, giữ vững và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc này là yêu cầu cấp bách, thường xuyên, lâu dài để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng.

Đấu tranh chống luận điệu “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”

Đấu tranh chống luận điệu “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”

Các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, tiến hành nhiều thủ đoạn, nhiều hướng tấn công theo phương châm đánh “mềm, ngầm, sâu” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động đến mọi đối tượng bằng con đường kích động “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm suy yếu nội bộ của chúng ta. Trong đó có âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội với luận điểm kích động: “Quân đội không cần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội".

Bài 1: Người dân khinh ghét tham nhũng nhưng nhiều người còn “khoanh tay đứng nhìn”

Bài 1: Người dân khinh ghét tham nhũng nhưng nhiều người còn “khoanh tay đứng nhìn”

“Chuông cứu hỏa” là tên gọi mà các chuyên gia quốc tế dùng để chỉ cơ chế phòng, chống tham nhũng (PCTN) từ bên ngoài, thông qua việc phát huy vai trò tích cực của người dân. Đây cũng là vấn đề được Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề cập: Quán triệt quan điểm “dân là gốc”, mọi hoạt động của Nhà nước phải thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân để “kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, lãng phí”.

Phê phán quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” dưới góc nhìn triết học

Phê phán quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” dưới góc nhìn triết học

Quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền” đã và đang được các nước tư bản phát triển lợi dụng như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác và vi phạm chủ quyền quốc gia đó. Bài viết luận giải dưới góc độ triết học nhằm phê phán quan điểm sai lầm trên, những luận giải này tập trung vào bốn khía cạnh chính: nguồn gốc, thực chất của quan điểm; làm rõ sai lầm trong tuyệt đối hóa mặt tự nhiên mà không thấy mặt xã hội của con người; khẳng định chủ quyền quốc gia là cơ sở, tiền đề và điều kiện tiên quyết để bảo đảm và thúc đẩy, phát triển nhân quyền; mối quan hệ biện chứng giữa nhân quyền và chủ quyền quốc gia.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vận dụng xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về gia đình và vận dụng xây dựng gia đình văn hóa ở nước ta

Các Mác và Ăngghen đã luận chứng rõ về những mối quan hệ thiết yếu của con người như một điều tất yếu ngoài nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân mình, đó chính là duy trì nòi giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống: “…hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ con cái. Đó là gia đình…”.

Vận dụng quan điểm của V. I. Lê-nin về phát triển trong nhận diện sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới hiện nay

Vận dụng quan điểm của V. I. Lê-nin về phát triển trong nhận diện sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới hiện nay

Quan điểm biện chứng duy vật về phát triển trong tác phẩm “Bút ký triết học” của V. I. Lê-nin là kim chỉ nam giúp Người hoạch định “Chính sách kinh tế mới” và chính sách đối ngoại “cùng tồn tại hòa bình” của chính quyền Xô viết non trẻ. Thế giới ngày nay đã có nhiều đổi thay, một thời đại kinh tế mới - thời đại kinh tế số đã xuất hiện - nhưng quan điểm này vẫn giữ nguyên giá trị mang ý nghĩa phương pháp luận nhận thức về sự phát triển của lực lượng sản xuất trong thế giới đầy biến động, khó lường hiện nay.

Phát huy vai trò của báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phát huy vai trò của báo chí trong phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tham nhũng, tiêu cực là những biểu hiện của cái xấu, cái ác trong xã hội có giai cấp. Do vậy, việc chủ động, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vừa là quyền hạn, nhiệm vụ của báo chí, vừa là trách nhiệm chính trị, bổn phận của những người làm báo chân chính.

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng

Với ưu thế tốc độ lan truyền thông tin nhanh, diện thông tin rộng, internet, mạng xã hội dần trở thành nhu cầu trong đời sống của con người. Tuy nhiên, đây cũng là công cụ mà các thế lực thù địch, phản động tận dụng tối đa để gia tăng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì thế, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là một yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động như hiện nay.

Quan điểm, chủ trương của Việt Nam trong quan hệ với Liên Hợp quốc

Quan điểm, chủ trương của Việt Nam trong quan hệ với Liên Hợp quốc

Ngay sau khi đất nước giành được độc lập (1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương đưa Việt Nam gia nhập Liên Hợp quốc. Tuy nhiên, phải hơn 30 năm sau, năm 1977, Việt Nam mới chính thức trở thành thành viên của Liên Hợp quốc. Từ đó tới nay, Việt Nam tham gia ngày càng chủ động, tích cực và có trách nhiệm tại Liên Hợp quốc, có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết những vấn đề toàn cầu. Qua đó, góp phần nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của quốc gia, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Bài viết tập trung phân tích làm rõ quan điểm, chủ trương của Việt Nam; thành tựu và triển vọng quan hệ Việt Nam - Liên Hợp quốc.

XEM THÊM TIN