Từ khoá : truyền thông

62 bài viết

Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam"

Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam"

Trong khuôn khổ của Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí – truyền thông Việt Nam thời kỳ đổi mới” của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, sáng 24/01/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội thảo khoa học "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghiên cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong phát triển báo chí - truyền thông Việt Nam".

Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay

Tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay

Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên là nội dung, biện pháp quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để gắn kết dạy “chữ” với dạy “người”, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao “vừa hồng”, “vừa chuyên” cho đất nước. Bài viết làm rõ vai trò của giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên; thực tiễn giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên với những điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân; đồng thời, đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cho sinh viên trong thời gian tới.

Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông

Nhận thức về an ninh môi trường và giải pháp từ góc độ truyền thông

(LLCT&TTĐT) An ninh môi trường đã được đề cập tới từ rất sớm, được xem như một trong những vấn đề cấp bách của nhân loại, và sau này được xếp là một thành tố của lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Bài viết này tóm lược nhận thức về an ninh môi trường trên thế giới và Việt Nam, và khái quát hiện trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay thông qua Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 - 2021 của Bộ tài nguyên và Môi trường. Từ đó, đặt vấn đề truyền thông cũng là một phần của giải pháp trong vấn đề an ninh môi trường và đề xuất các yêu cầu đối với nhà báo truyền thông về môi trường hiện nay.

Phát huy tiềm năng của tiếp thị liên kết trong hoạt động truyền thông marketing thời đại số tại Việt Nam

Phát huy tiềm năng của tiếp thị liên kết trong hoạt động truyền thông marketing thời đại số tại Việt Nam

(LLCT&TTĐT) Cuộc Cách mạng công nghệ 4.0 đã đem đến những cơ hội thúc đẩy tiếp thị liên kết ngày càng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò như công cụ hữu ích trong hoạt động truyền thông - marketing của các doanh nghiệp, nhằm tăng trưởng doanh thu cho nhà bán lẻ và mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tiện lợi. Bài viết khái quát về tiềm năng của tiếp thị liên kết trong truyền thông - marketing, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát huy, đẩy mạnh hơn nữa các thế mạnh sẵn có của hình thức tiếp thị này tại Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing kỹ thuật số trong thời đại 4.0

Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing kỹ thuật số trong thời đại 4.0

(LLCT&TTĐT) Với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng truyền thông, marketing kỹ thuật số bắt đầu xuất hiện. Khi marketing kỹ thuật số trở nên phổ biến, marketing truyền thống dần trở thành một lựa chọn thứ cấp cho các doanh nghiệp thời đại mới. Marketing kỹ thuật số cho phép các thương hiệu tiếp cận đối tượng mục tiêu với chi phí thấp hơn cùng tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn. Để có thể áp dụng được marketing kỹ thuật số hiệu quả, người thực hành nghề trước tiên cần hiểu rõ khái niệm, bản chất, vai trò của hoạt động này, từ đó, nắm bắt hiệu quả các xu hướng và vận dụng kịp thời trong các chiến dịch truyền thông, quảng bá.

Lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong những chủ đề phổ biến trên báo chí

Lồng ghép truyền thông về biến đổi khí hậu trong những chủ đề phổ biến trên báo chí

(LLCT&TTĐT) Một trong những giải pháp truyền thông về biến đổi khí hậu trên báo chí hiệu quả là lồng ghép vào trong các lĩnh vực phổ biến hoặc đang thu hút sự quan tâm của công chúng. Mặt khác, mọi vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay cũng cần được nhìn nhận trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu. Bài viết đề xuất tám chủ đề có thể lồng ghép nội dung về biến đổi khí hậu.

Vai trò then chốt của chủ nghĩa Mác trong nghiên cứu kinh tế truyền thông

Vai trò then chốt của chủ nghĩa Mác trong nghiên cứu kinh tế truyền thông

(LLCT&TT) Trong cuốn “Cách mạng truyền thông” (The Communication Revolution) xuất bản năm 2007, Robert Mc Chesney nhấn mạnh rằng “chưa ai đọc C.Mác một cách có hệ thống đủ để đưa ra được khái niệm truyền thông hàm chứa đầy đủ những biểu hiện đa dạng của nó”(1). Nhận định này của Robert Mc Chesney là một trong những tiếng nói khẳng định vai trò của chủ nghĩa Mác trong nền kinh tế truyền thông góp phần phản bác những quan điểm bác bỏ tầm quan trọng của chủ nghĩa Mác trong việc hình thành và phát triển của kinh tế truyền thông. Nội dung của bài viết này nhằm phản bác những quan điểm sai trái, từ đó khẳng định vai trò then chốt của chủ nghĩa Mác trong nghiên cứu kinh tế truyền thông thông qua việc trình bày những đóng góp mang tính nền tảng của chủ nghĩa Mác theo hai khía cạnh: Truyền thông trong sản xuất hàng hoá và Truyền thông trong lưu thông hàng hoá.

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc

(LLCT&TT) Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc. Việc thực hiện bình đẳng dân tộc là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển xã hội. Bước vào thế kỷ XX, khi đất nước chìm đắm trong đêm đen nô lệ với hai tròng áp bức của thực dân đế quốc và phong kiến địa chủ, khủng hoảng về đường lối cách mạng, nhân dân bị đàn áp, cuộc sống cùng cực, khổ đau. Cảnh nước mất, nhà tan đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) ra đi tìm đường cứu dân, cứu nước với hành trình 30 năm về thời gian và khắp các châu lục về không gian. Cuối cùng Cách mạng đã giành thắng lợi, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công - nông đầu tiên ở Đông Nam Á.

Vấn đề ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, các phần mềm sử dụng trí thông minh nhân tạo và dữ liệu lớn đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, nhằm trợ giúp việc sản xuất nội dung, chia sẻ tin tức, tương tác với độc giả và tìm hiểu thông tin người dùng… Bài viết khái quát về trí thông minh nhân tạo và việc ứng dụng trong lĩnh vực báo chí, truyền thông; đề xuất một số giải pháp ứng dụng trí thông minh nhân tạo vào hoạt động báo chí, truyền thông ở Việt Nam hiện nay.

Truyền thông về biến đổi khí hậu, những khó khăn, thách thức và một số giải pháp

Truyền thông về biến đổi khí hậu, những khó khăn, thách thức và một số giải pháp

(LLCT&TT) Trong bối cảnh các quốc gia đều phải tăng tốc thực hiện các chương trình hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu, vai trò của truyền thông về biến đổi khí hậu càng được nhấn mạnh. Bài viết chia sẻ những khó khăn thường gặp khi truyền thông về chủ đề này và khái quát lại một số giải pháp hiệu quả, đã được áp dụng trong thực tiễn báo chí thế giới và Việt Nam.

Hình ảnh chân dung chính trị gia trong truyền thông hình ảnh quốc gia

Hình ảnh chân dung chính trị gia trong truyền thông hình ảnh quốc gia

(LLCT&TT) “Hình ảnh cá nhân” của các chính trị gia là một trong những yếu tố then chốt, có sức ảnh hưởng không nhỏ tới các chính sách của quốc gia. Bên cạnh các hoạt động chính trị - ngoại giao, quan hệ đối nội, đối ngoại, báo chí chính là một kênh truyền thông hữu hiệu để hình ảnh cá nhân chính khách phủ rộng, tạo thiện cảm và sự ủng hộ từ người dân. Hình ảnh của chính trị gia trở thành hình ảnh đại diện của quốc gia, thậm chí còn có thể được coi như “thương hiệu” của một quốc gia phát triển thịnh vượng. Do đó, việc nghiên cứu quá trình xây dựng hình ảnh cá nhân các chính trị gia trên truyền thông là nhiệm vụ thiết thực và cần thiết của các cơ sở đào tạo về báo chí và truyền thông trong giai đoạn hiện nay.

Đào tạo báo chí - truyền thông theo xu hướng tích hợp đa nền tảng, đa phương tiện

Đào tạo báo chí - truyền thông theo xu hướng tích hợp đa nền tảng, đa phương tiện

(LLCT&TT) Xu hướng tích hợp các loại hình truyền thông trên các nền tảng của Internet và cách thức tiếp nhận thông tin của công chúng hiện nay đã và đang đặt ra thách thức đối với các cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông. Các cơ sở đào tạo có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực đa năng vừa làm nội dung tốt, vừa có khả năng ứng dụng kỹ thuật công nghệ chuyển tải thông tin trên nhiều nền tảng với các hình thức đa dạng, mới lạ thỏa mãn được nhu cầu càng cao của công chúng hiện đại.

Xây dựng môi trường văn hóa lễ hội lành mạnh

Xây dựng môi trường văn hóa lễ hội lành mạnh

Mỗi năm trên cả nước diễn ra hàng nghìn lễ hội. Việc xây dựng một môi trường văn hóa lễ hội lành mạnh, văn minh là hết sức cần thiết giúp người dân tiếp thu, gìn giữ và phát huy những giá trị đẹp của truyền thống dân tộc, từ đó nâng cao chất lượng môi trường văn hóa xã hội nói chung.

Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong đấu tranh phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

Phát huy vai trò của báo chí, truyền thông trong đấu tranh phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"

Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ then chốt, có tính cấp bách nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Bài viết chỉ ra vai trò quan trọng của các cơ quan báo chí, truyền thông trong cuộc đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, đồng thời đưa ra giải pháp để phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng này, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Phát huy bản lĩnh, ý chí, truyền thống của dân tộc Việt Nam qua thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Phát huy bản lĩnh, ý chí, truyền thống của dân tộc Việt Nam qua thực tiễn phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Trong lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, bản lĩnh, ý chí và truyền thống dân tộc luôn là động lực và sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, bản lĩnh, ý chí và truyền thống đó tiếp tục được phát huy mạnh mẽ, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, phòng, chống đại dịch Covid-19 nói riêng thời gian qua, tạo niềm tin cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta chung sức, chung lòng thực hiện thành công các mục tiêu để hiện thực hóa khát vọng “Việt Nam hùng cường”.

XEM THÊM TIN