Từ khoá : xã hội

30 bài viết

Một số vấn đề giới trong chính sách bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam

Một số vấn đề giới trong chính sách bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam

Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Để chính sách an sinh xã hội đến đúng đối tượng, đúng thời điểm và hiệu quả, Đảng ta đã rất quan tâm chú trọng các nguyên tắc bình đẳng, trong đó có bình đẳng giới, bảo đảm mọi người dân đều có quyền thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới.

Nhận thức của thanh niên trí thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030

Nhận thức của thanh niên trí thức về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030

(LLCT&TT) Tại Đại hội Đảng XIII, Đảng ta đã đề ra Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó định hướng rõ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của nước ta và yêu cầu cần có sự tham gia thực hiện của mọi chủ thể xã hội, trong đó có lực lượng thanh niên. Thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên trí thức nói riêng là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; có vai trò tiên phong, xung kích trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Để thanh niên trí thức nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược rất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: định hướng, xây dựng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phong trào cho thanh niên ở các cơ sở Đoàn và Hội Sinh viên; nâng cao năng lực và trách nhiệm của thanh niên trong nhận thức và hành động thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030…

Vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay

Vai trò của tầng lớp trung lưu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam hiện nay

Thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong cấu trúc xã hội Việt Nam, tầng lớp trung lưu đã hình thành và phát triển cả về quy mô và chất lượng. Dựa trên các số liệu thống kê chính thức và các kết quả nghiên cứu gần đây, bài viết tập trung làm rõ vị thế, vai trò của tầng lớp trung lưu ở nước ta hiện nay, được thể hiện ở những đóng góp trong các quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, cũng như trong sự trưởng thành về chính trị của tầng lớp này. Qua đó bài viết chỉ ra một số xu hướng tích cực và triển vọng nâng cao vai trò của tầng lớp trung lưu Việt Nam trong tiến trình phát triển đất nước thời gian tới.

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội - luận điểm khoa học, nhân văn và cách mạng

Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội - luận điểm khoa học, nhân văn và cách mạng

Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, sâu sắc về vai trò của văn hóa, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi trọng văn hóa, trong đó kiên định quan điểm “văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Phát biểu ở Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh lại luận điểm này trong điều kiện phát triển mới của đất nước. Bài viết phân tích tính khoa học, nhân văn và cách mạng của luận điểm.

Bàn về việc phát huy nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Bàn về việc phát huy nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay

Tại Đại hội XIII, Đảng ta lần đầu tiên chính thức khẳng định việc phát huy các nguồn lực tôn giáo. Bàn về việc phát huy “nguồn lực tôn giáo” là đề cập đến công năng xã hội của tôn giáo, đóng góp cho sự phát triển của xã hội và của nhân loại. Tôn giáo tham gia vào công tác xã hội được các chính phủ khuyến khích, nhưng tham gia đến đâu lại là vấn đề của mỗi quốc gia. Nguồn lực của tôn giáo được khai thác, phát huy thế nào phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh, điều kiện khách quan của xã hội và ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền. Bài viết bàn về việc phát huy các nguồn lực tôn giáo và những vấn đề đặt ra khi khai thác, phát huy nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.

Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Sau gần 4 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 7.10. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bế mạc Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Các cơ quan nội chính phải thật sự là những "thanh bảo kiếm sắc bén" và "lá chắn vững chắc" để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự kỷ cương của xã hội

Các cơ quan nội chính phải thật sự là những "thanh bảo kiếm sắc bén" và "lá chắn vững chắc" để bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự kỷ cương của xã hội

Sáng 15.9, tại Hà Nội, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị toàn quốc các Cơ quan Nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ban Biên tập trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị.

Vấn đề gia đình trong tư tưởng triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen

Vấn đề gia đình trong tư tưởng triết học của C.Mác, Ph.Ăngghen

Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ đối với xã hội, đất nước, mà với mỗi bản thân con người. Phát huy vai trò tích cực của gia đình, khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong mỗi gia đình hiện nay, xây dựng gia đình văn hóa là góp phần quyết định xây dựng xã hội mới ổn định, dân chủ, văn minh.

Tôn giáo trong đời sống văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên hiện nay

Tôn giáo trong đời sống văn hóa, xã hội đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên hiện nay

Những thập niên gần đây, tôn giáo du nhập và phát triển mạnh trong các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên. Các giá trị văn hóa, đạo đức, nhân văn tôn giáo có những tác động tích cực, làm phong phú đời sống văn hóa ở Tây Nguyên. Các tôn giáo hội nhập văn hóa dân tộc, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội (giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo), khôi phục không gian văn hóa truyền thống, bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào DTTS ở Tây Nguyên. Bên cạnh những tác động tích cực, cũng có những tác động làm biến đổi các mối quan hệ và thiết chế xã hội truyền thống, bị các thế lực thù địch lợi dụng gây biến động phức tạp về chính trị, xã hội.

Dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội

Dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng và đồng thuận xã hội

Dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng là trụ cột có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với dân chủ, đoàn kết, đồng thuận trong xã hội. Bài viết tập trung luận giải mối quan hệ giữa dân chủ, đoàn kết thống nhất trong Đảng và dân chủ, đoàn kết, đồng thuận trong xã hội ở nước ta hiện nay.

Khát vọng Hồ Chí Minh và trách nhiệm của hệ thống chính trị cùng toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay

Khát vọng Hồ Chí Minh và trách nhiệm của hệ thống chính trị cùng toàn xã hội trong sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay

Khởi đầu năm 2021, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công tốt đẹp, mở ra một giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam sau 75 năm đất nước ta giành được độc lập, 35 năm đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong các mục tiêu tổng quát Đại hội đề ra, có một mục tiêu đặc biệt quan trọng, đó là “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.

Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế

Con người là mục tiêu và động lực trong đường lối phát triển kinh tế

Trong quan điểm lãnh đạo của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng vai trò của nhân tố con người trong sự phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế là do con người và vì con người. Thực tế phát triển của Việt Nam thời gian vừa qua thể hiện rất rõ mối quan hệ đó. Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế, hay con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một trong những quan điểm cốt lõi, xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Về “công chúng bình dân” của văn học nghệ thuật hiện nay

Về “công chúng bình dân” của văn học nghệ thuật hiện nay

LLCTTT - Từ góc độ lý luận văn học, đối tượng công chúng được phân loại thành ba nhóm: nhóm một - siêu công chúng; nhóm hai: công chúng trí thức và nhóm ba: công chúng bình dân. Ở bài viết này, tác giả đề cập đến nhóm công chúng bình dân của văn học nghệ thuật hiện nay. Đây là nhóm đối tượng chiếm đa số, có số lượng lớn tiếp nhận và thụ hưởng các giá trị tinh hoa của văn học nghệ thuật. Khi các nhu cầu về văn học nghệ thuật của công chúng nói chung, trong đó có công chúng bình dân thay đổi, văn học nghệ thuật không thể không chuyển mình theo đó.

Tìm hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc

Tìm hiểu thêm về bản sắc văn hóa dân tộc

Dân tộc nào cũng có nền văn hóa truyền thống, đó là tổng hợp những hiện tượng văn hóa - xã hội bao gồm các chuẩn mực giao tiếp, các khuôn mẫu văn hóa, các tư tưởng xã hội, các phong tục tập quán, các nghi thức, thiết chế xã hội… được bảo tồn qua năm tháng, trở thành thói quen trong hoạt động sống của mỗi con người, cũng như của toàn xã hội, được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình

Về vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em trong gia đình

Giáo dục giới tính là một chủ đề mới ở nước ta. Xung quanh vấn đề này, quan điểm cho rằng có nên coi giáo dục giới tính thành một nội dung giáo dục độc lập trong nhà trường hay không đang còn có nhiều tranh cãi. Từ cuối những năm 80 (của thế kỷ XX), giáo dục giới tính được đưa vào chương trình thực nghiệm giảng dạy tại 17 tỉnh và thành phố trên toàn quốc. Tuy nhiên, nội dung kiến thức còn sơ sài, tập trung chủ yếu ở những nội dung có tính chất giải phẫu sinh lý cơ thể, chưa đề cập tới quan hệ giữa hai giới, vấn đề tình dục và quan hệ tình dục.

XEM THÊM TIN