Từ khoá : đổi mới

26 bài viết

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi tuyên truyền là công cụ quan trọng để tạo ra lực lượng mới hùng mạnh. Người chỉ rõ: “Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực” để quần chúng hiểu đúng đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ, từ đó tự giác tham gia công việc cách mạng. Công tác tuyên truyền là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, giữ vai trò quan trọng xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Những năm qua, công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã có những chuyển biến tích cực, góp phần lan tỏa thông tin, giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất

Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất

(LLCT&TTĐT) Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước, là nòng cốt của kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, giữ vai trò điều tiết thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện những nhiệm vụ chính trị - xã hội quan trọng khác. Với chủ trương đổi mới, sắp xếp lại DNNN của Đảng, cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động, sản xuất, kinh doanh của các DNNN nói chung, trong đó có các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng bước đầu đã có thay đổi. Tuy nhiên, thực tế cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết, nghiên cứu để đổi mới, kiện toàn, sắp xếp lại một cách khoa học và hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn nữa, nhằm đáp ứng và cạnh tranh tốt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị - Thành tựu, hạn chế và giải pháp

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị - Thành tựu, hạn chế và giải pháp

Đổi mới phương thức lãnh đạo là một chủ trương lớn của Đảng ta trong công tác xây dựng Đảng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải bao hàm xây dựng một phương thức lãnh đạo khoa học, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng lãnh đạo và với hoàn cảnh, điều kiện khách quan để đưa nội dung lãnh đạo vào thực tiễn cuộc sống. Bài viết làm rõ thành tựu và hạn chế trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hoạt động của hệ thống chính trị qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X; đề xuất phương hướng, giải pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng trong tình hình mới.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học – công nghệ

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học – công nghệ

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế một cách toàn diện, trong đó có lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đây là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được Đại hội XIII của Đảng đề ra để hiện thực hóa các mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước.

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng theo quan điểm Đại hội XIII

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng theo quan điểm Đại hội XIII

(LLCT&TT) Trong mỗi giai đoạn cách mạng, phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng là vấn đề luôn mới bởi những điều kiện cụ thể và nhân tố ảnh hưởng luôn có sự thay đổi. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, là giải pháp quan trọng củng cố vị trí cầm quyền của Đảng, khẳng định sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội.

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng

Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn được Đảng ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Đại hội XIII của Đảng nêu những định hướng lớn cho nhiệm vụ xây dựng, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đến năm 2030.

Đổi mới do nhân dân và vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Đổi mới do nhân dân và vì nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng, đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được Đảng ta quán triệt trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới. Trong bối cảnh mới, đòi hỏi phải vận dụng sáng tạo, có phương hướng, biện pháp thiết thực, hiệu quả hơn nữa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính tất yếu

Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính tất yếu

Quan điểm của Đảng ta luôn nhất quán và được toàn thể nhân dân Việt Nam đồng tình, hưởng ứng, nhưng vẫn có một số phần tử ác ý tung ra những luận điệu đả kích, chống phá trắng trợn, hoặc một số thế lực muốn lái chúng ta đi theo con đường khác.

Đổi mới công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay

Đổi mới công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay

Trong mọi thời đại, trí thức luôn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Họ là những người lao động trí óc trên mọi lĩnh vực, sử dụng trí tuệ và tài năng của mình trong hoạt động sáng tạo, truyền bá và phát triển tri thức, tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị phục vụ đời sống xã hội, khẳng định bản sắc văn hóa và trình độ văn minh của con người. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, sự phát triển của kinh tế tri thức, đội ngũ trí thức ngày càng trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị trong thời kỳ phát triển mới của đất nước

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động nghiên cứu lý luận chính trị trong thời kỳ phát triển mới của đất nước

Thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động nghiên cứu lý luận trong một phần tư thế kỷ qua đặt ra nhiều vấn đề về tư duy, nhận thức, quản lý, tổ chức thực hiện… cần được giải quyết tốt nhằm đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với lĩnh vực đặc biệt quan trọng này.

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Cải cách khu vực công, cải cách hành chính đã trở thành một xu thế của thời đại nhằm xây dựng nền hành chính thực sự là động lực, là đòn bảy cho phát triển. Cải cách hành chính, cải cách khu vực công tập trung vào hệ thống hành chính nhà nước mà trọng tâm là đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ. Không phải ngẫu nhiên ở nhiều quốc gia trên thế giới, cải cách hành chính, cải cách khu vực công được gọi tên là cải cách chính phủ. Lịch sử phát triển hành chính hiện đại đã chỉ ra thực tế là một nền hành chính mạnh mẽ phải được bắt đầu từ một chính phủ mạnh. Bài viết tập trung làm rõ xu thế cải cách chính phủ trên thế giới, định hướng giải pháp cải cách về tổ chức và hoạt động của Chính phủ Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng chính phủ tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

Phát triển Việt Nam: Tầm nhìn, đổi mới và khát vọng năm 2030 - 2045

Phát triển Việt Nam: Tầm nhìn, đổi mới và khát vọng năm 2030 - 2045

Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử sau 35 năm đổi mới khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên, “đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện,… nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững”(1). Kết thúc năm 2020 và bước vào năm 2021, thực tiễn đòi hỏi phải phát triển đất nước toàn diện, đồng bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời; có chủ trương, chính sách xử lý hiệu quả những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới, sáng tạo và phát triển ở nước ta.