Từ khoá : hội nhập quốc tế

19 bài viết

Hiệp định Paris mở đường thống nhất đất nước và bài học cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay

Hiệp định Paris mở đường thống nhất đất nước và bài học cho hoạt động ngoại giao của Việt Nam hiện nay

Hiệp định Paris năm 1973 là sự kiện mở ra thời cơ chiến lược để thúc đẩy công cuộc thống nhất đất nước thành công. Hiệp định không chỉ thể hiện ý chí, quyết tâm sắt đá của một dân tộc, sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo của Đảng ta, mà còn cổ vũ các dân tộc thuộc địa đấu tranh cho độc lập dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, tinh thần linh hoạt, sáng tạo nhưng kiên định, can trường trước mọi khó khăn, thử thách vì độc lập dân tộc trong quá trình đi tới ký kết Hiệp định Paris cần tiếp tục được phát huy, làm giàu thêm phẩm chất của nền ngoại giao mang bản sắc “cây tre Việt Nam” ngày nay.

Quan điểm về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Giá trị thực tiễn đối với nước ta hiện nay

Quan điểm về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Giá trị thực tiễn đối với nước ta hiện nay

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng là định hướng chiến lược lớn của Đảng, được đề cập toàn diện, có hệ thống trong tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” cùng nhiều bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm này có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế của nước ta trong bối cảnh, tình hình mới, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định.

Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Đại hội XIII (tháng 1-2021) của Đảng xác định nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại bao gồm ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Nhiệm vụ của đối ngoại là phát huy vai trò tiên phong trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước. Triển khai thực hiện hiệu quả đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế trong nửa nhiệm kỳ vừa qua tiếp tục được mở rộng, đạt nhiều kết quả quan trọng; tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Giáo dục ý thức dân tộc, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Giáo dục ý thức dân tộc, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Ý thức dân tộc, lòng yêu nước là giá trị rất quan trọng đối với mỗi người dân trong việc xây dựng đất nước thành quốc gia phát triển, thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc trước những thách thức ngày càng gia tăng của toàn cầu hóa. Do đó, giáo dục ý thức dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, có vai trò vô cùng quan trọng, cần được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống.

Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

Ngoại giao văn hóa góp phần thực hiện chính sách tích cực, chủ động hội nhập quốc tế

Trong quá trình hội nhập quốc tế, ngoại giao văn hóa có vai trò quan trọng. Ngoại giao văn hóa được đề cao là “quyền lực mềm”, “sức mạnh mềm” trong bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa được Đảng và Nhà nước ta xác định là ba trụ cột của nền ngoại giao Việt Nam. Trong thời gian qua, ngoại giao văn hóa đã có vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước và góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhận diện nguy cơ, thách thức của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận diện nguy cơ, thách thức của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

Định hướng phát triển quốc gia kể từ Đại hội IX (năm 2001) cho đến Đại hội XIII (năm 2021) của Đảng luôn nhất quán chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả”. Trong đó, quá trình hội nhập về kinh tế mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với Việt Nam. Nhận diện đúng các thách thức sẽ góp phần giải quyết hợp lý các vấn đề gặp phải trong quá trình hội nhập quốc tế.

Phát huy tư tưởng chính trị “độc lập, tự chủ, tự cường” của dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay

Phát huy tư tưởng chính trị “độc lập, tự chủ, tự cường” của dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay

(LLCT&TT) Độc lập, tự chủ, tự cường là tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt trong toàn bộ quá trình lịch sử chính trị Việt Nam trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Cho đến hôm nay, những tư tưởng chính trị đó không những vẫn giữ nguyên giá trị, mà còn được nâng lên tầm cao mới bởi sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để góp phần nâng cao nhận thức về phát huy giá trị tư tưởng “độc lập, tự chủ, tự cường” của dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay đúng theo tinh thần Đảng ta đã xác định: hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế với giữ vững độc lập, tự chủ đất nước là một trong những mối quan hệ quan trọng đặc biệt cần giải quyết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết tập trung làm sáng tỏ vấn đề trên.

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân luôn là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0), lĩnh vực thi hành án dân sự sẽ gặp nhiều tác động, cả thuận lợi và khó khăn, thử thách. Do đó, việc nghiên cứu về sự tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động thi hành án dân sự tại Việt Nam càng trở nên cần thiết và rất quan trọng.

Những điểm mới về kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Những điểm mới về kinh tế trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng

Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, lĩnh vực kinh tế được thể hiện chủ yếu ở ba báo cáo: Báo cáo chính trị; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030; Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Cả ba báo cáo có nhiều điểm mới, nổi bật cả về nội dung và cách trình bày, được khái quát trong các phần về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và về hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng cho hội nhập của Việt Nam với thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng cho hội nhập của Việt Nam với thế giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đặt nền móng cho Việt Nam từng bước hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới. Thông qua con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn khi kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, cách mạng Việt Nam đã giành được thắng lợi lịch sử. Hệ thống quan điểm của Người về hợp tác quốc tế đã đặt nền móng cho hội nhập của Việt Nam với thế giới ngày nay.

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa là nhu cầu khách quan trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh''. Trong mỗi một bước chuyển của dân tộc đòi hỏi có một hệ giá trị nhằm định hướng, đánh giá và điều chỉnh hành vi của xã hội. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn cũng như nhận thức của Đảng về xây dựng hệ giá trị quốc gia và hệ giá trị văn hóa, bài viết nghiên cứu xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam

Về hội nhập quốc tế và tham gia tiến trình toàn cầu hóa của Việt Nam

Trong công cuộc phát triển đất nước, Việt Nam đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa, hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Hiện nay, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đang được triển khai tích cực trong bối cảnh mới của thế giới có nhiều biến động.