Thứ ba, 15:21 28-02-2023

Nguồn: Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông

Xem nhiều

Chính sách phân quyền của chủ nghĩa tân tự do trong quản lý giáo dục đại học – Kinh nghiệm triển khai tại một số nước và gợi ý đối với Việt Nam

Chính sách phân quyền là một trong những xu hướng đáng chú ý trong chính sách giáo dục trên toàn thế giới dưới tác động của toàn cầu hóa và chủ nghĩa tân tự do (neoliberalism - một trường phái kinh tế và chính trị tập trung vào việc giảm sự can thiệp của chính phủ trong kinh tế và thúc đẩy tự do kinh doanh và thị trường). Phân quyền được hiểu là sự chuyển giao quyền quyết định về chính sách, kế hoạch, điều hành và phân bổ nguồn lực từ Bộ đến các sở và các trường học. Cơ cấu quản lý như vậy sẽ tăng cường quyền tự chủ và năng lực cạnh tranh giữa các trường, nhưng cũng có thể gia tăng khoảng cách giữa mục tiêu giáo dục và thành tích học tập. Trong bối cảnh quản lý tập trung của Việt Nam, câu hỏi liệu việc phân quyền có thể giúp giáo dục đại học giải quyết các vấn đề về chất lượng, sự bình đẳng và trách nhiệm giải trình hay không vẫn chưa được trả lời thỏa đáng. Vì vậy, bài báo này sẽ làm rõ một số vấn đề về chính sách phân quyền của chủ nghĩa tân tự do trong quản lý giáo dục đại học và bài học kinh nghiệm từ một số nước qua thực tế triển khai.

Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông

Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông

Ban Biên tập Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông Thông báo tới quý độc giả về yêu cầu Quy định về cấu trúc, thể thức bài gửi đăng Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông. Theo đó, các bài viết gửi về Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, Chúng tôi đề nghị tác giả gửi bài viết cần theo đúng Quy định về cấu trúc, thể thức dưới đây.

Thành tích đạt được của Tạp chí LLCT&TT

Thành tích đạt được của Tạp chí LLCT&TT

- Từ năm 1994 đến tháng 12.2022, Tạp chí LLCT&TT đã phát hành được khoảng 357 số với hơn 360.000 bản, đăng tải hơn 7.000 bài báo khoa học, trong đó có nhiều bài có chất lượng cao, được tính điểm tối đa trong khung theo quy định của Nhà nước khi đăng ký hồ sơ phong học hàm giáo sư, phó giáo sư.

Ban biên tập Tạp chí LLCT&TT

Ban biên tập Tạp chí LLCT&TT

Ban biên tập do Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền có quyết định, thành lập. Ban biên tập có từ 8 đến 10 thành viên, các thành viên này đang giữ vị trí lãnh đạo tại các đơn vị trong Học viện. Ban biên tập có trình độ, chuyên môn cao, học hàm học vị từ TS, PGS, GS. Ban biên tập có chức năng tư vấn về nội dung, biên tập bài cho các số tạp chí.

Hội đồng biên tập Tạp chí LLCT&TT

Hội đồng biên tập Tạp chí LLCT&TT

Hội đồng biên tập do Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền ra Quyết định thành lập, có chức năng tư vấn cho Ban biên tập. Hội đồng biên tập có nhiệm vụ tư vấn và thẩm định các vấn đề về chuyên môn, học thuật và kết luận về nội dung khoa học, quan điểm, lập trường tư tưởng đảm bảo các bài viết phù hợp với tôn chỉ, mục đích và yêu cầu chuyên môn của tạp chí theo đề nghị của Tổng biên tập. Mỗi quý Hội đồng biên tập họp một lần để trao đổi, đề xuất và giải quyết những vấn đề liên quan đến nội dung Tạp chí.

XEM THÊM TIN