Trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi toàn diện ngành báo chí - truyền thông
Sự kiện do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn BKAP (BKAPGROUP) cùng Viện Trí tuệ nhân tạo. Tới tham dự chương trình, gần 400 sinh viên báo chí - truyền thông của Học viện đã được trang bị các kiến thức cơ bản về AI cũng như những thách thức, cơ hội mà AI mang lại, từ đó ứng dụng hiệu quả vào việc học tập, tác nghiệp…

Phát biểu khai mạc buổi thông tin, PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh: Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, chuyển đổi số chính là xu hướng của xã hội nói chung, lĩnh vực giáo dục nói riêng. Việc áp dụng công nghệ vào giáo dục có vai trò vô cùng to lớn tạo nên nhiều bước ngoặt phát triển, mở ra nhiều phương thức giáo dục mới thông minh hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí cho người học.
PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang nhận định: “Ứng dụng chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình giáo dục thông minh từ đó giúp cho việc học tốt hơn, dễ dàng hơn. Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ, trong đó có AI đã tạo điều kiện thuận lợi để truyền đạt kiến thức và phát triển khả năng tự học của người học mà không bị giới hạn về thời gian và không gian... Bên cạnh đó, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục góp phần giúp sinh viên và giáo viên tối ưu hóa, tự động hóa công tác dạy và học.

Chia sẻ thêm về AI, PGS,TS. Nguyễn Xuân Hoài nhấn mạnh, AI là một trong những công nghệ then chốt, mũi nhọn hàng đầu. Không phải ngẫu nhiên có gần 60 quốc gia đã đưa ra chiến lược phát triển AI quốc gia trong đó có Việt Nam, vì AI là công nghệ quan trọng nhất, quyết định cho việc thắng thua, sự phát triển và văn minh của các quốc gia trên thế giới trong bối cảnh hiện nay.
Theo ông Hoài, trong khoảng 10 năm trở lại đây, AI phát triển rất mạnh và đang dần thay đổi cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, AI đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong công việc. Tuy vậy, vấn đề đặt ra đối với người dùng là cần phải biết chọn lọc, phân tích thông tin một cách khách quan, cụ thể để ứng dụng AI cho hiệu quả, tránh lạm dụng, phụ thuộc vào AI.

Đặt vấn đề ứng dụng AI trong báo chí - truyền thông PGS,TS. Nguyễn Xuân Hoài nhấn mạnh: AI chắc chắn thay đổi sâu sắc và toàn diện ngành báo chí - truyền thông. Bởi bên cạnh những cơ hội lớn mà AI mang tới như thúc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình thu thập, xử lý, xuất bản, chia sẻ, tối ưu hóa, cá nhân hóa thông tin, AI cũng đi kèm những đe dọa tiềm tàng: nguy cơ thông tin giả (fake news); nguy cơ mất việc làm; nguy cơ về quyền tự do báo chí/ngôn luận.
Viện trưởng Viện Trí tuệ nhân tạo gợi ý các công ty truyền thông, báo chí, truyền hình hay mỗi cá nhân hoạt động trong ngành báo chí - truyền thông đều có thể ứng dụng công nghệ AI hiệu quả trong nhiều công việc: Sáng tạo nội dung (generative AI); Lọc nội dung; Phân tích và tình diễn nội dung; Sản xuất và xuất bản nội dung; Phân phối và trình diễn…
Điều quan trọng, theo ông Hoài, là con người cần tập trung vào những nội dung, lĩnh vực mà AI không/chưa thể làm được. Nếu các bạn sinh viên không chủ động tìm hiểu, học hỏi, không biết ứng dụng công nghệ AI vào công việc báo chí - truyền thông, thì chính các bạn sẽ khó có cơ hội xin được việc làm trong bối cảnh yêu cầu từ các cơ quan báo chí - truyền thông ngày càng cao như hiện nay.


Các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền rất hào hứng với những phân tích, chia sẻ của PGS, TS. Nguyễn Xuân Hoài. Nhiều câu hỏi đã được gửi tới chuyên gia, xoay quanh việc liệu AI có triệt tiêu sự sáng tạo của con người? Liệu chúng ta có đang lo quá xa về các mối nguy từ AI? Hay làm cách nào để phòng chống việc ứng dụng AI cho mục đích xấu?
Theo PGS, TS.Nguyễn Xuân Hoài, sự phát triển như vũ bão của AI vẫn đang có nhiều vấn đề gây tranh cãi. AI là trí tuệ của máy tính, được xây dựng mô phỏng một số hành vi của con người, không nhất thiết phải có lý trí, tình cảm. Đơn giản, xem hành vi nào của con người được coi là trí tuệ thì AI cũng làm được điều đó.

Trên cơ sở đó, con người cần làm chủ được AI. Nếu chúng ta không làm chủ được AI thì mọi chuyện đều có thể xảy ra. Ông Hoài cho rằng cần có những phân định rạch ròi, con người làm gì và AI làm gì. Điều mấu chốt là con người cần làm những cái sáng tạo hơn để không giẫm chân vào những việc của AI, không sợ bị AI cạnh tranh việc làm.
Nhằm góp phần tạo cơ hội cho các bạn sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiếp cận và học tập công nghệ thông tin, trong đó có AI, trong khuôn khổ chương trình, Tập đoàn BKAP đã trao tặng 100 suất học bổng về công nghệ thông tin và AI, với tổng trị giá 200 triệu đồng cho các bạn sinh viên Học viện./.
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bài liên quan
- Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
- Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
- Hội thảo "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay” nghiệm thu đạt Xuất sắc
- Hội thảo khoa học “Xây dựng khung lý thuyết mô hình truyền thông tăng cường nhận thức về cơ hội từ quá trình chuyển đổi nhằm phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long, thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ”
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 37: Thương nhớ Bác!
-
2
Kênh truyền thông Mạch Nguồn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
-
3
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
-
4
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
-
5
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023-2024
-
6
Gần 2.000 tân sinh viên K43 tham gia “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa, năm học 2023 - 2024"
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
Chương trình Mạch nguồn số 38 với chủ đề “Tuổi trẻ với pháp luật” để có góc nhìn toàn diện hơn về thanh niên Việt Nam hiện nay, họ đang nhìn nhận như thế nào về việc sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng và không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, đồng thời đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho những công dân trẻ đó là vấn đề quan trọng, là cơ sở để phát triển đất nước vững mạnh.
Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
Phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng
Đây là chủ đề Hội thảo khoa học cấp Bộ do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức sáng ngày 07/9/2023. Những vấn đề lý luận và thực tiễn, cũng như thực trạng phát triển khoa học lý luận chính trị theo quan điểm Đại hội XIII đã được các nhà khoa học thảo luận sâu sắc, cụ thể và toàn diện tại Hội thảo.
Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”
Chiều 29/8/2023, tại Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học: “Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc”. Các nhà khoa học đã trao đổi, thảo luận làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng tác động xuất bản phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc tại Việt Nam hiện nay.
Hội thảo "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"
Hội thảo "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương"
Ngày 25/8/2023, tỉnh Ninh Bình và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Định dạng bản sắc Ninh Bình gắn với xây dựng thương hiệu địa phương". Đại diện Học viện Báo chí và Tuyên truyền, PGS,TS. Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện đã tham dự Hội thảo và có bài đăng trong Kỷ yếu Hội thảo với nội dung “Truyền thông quảng bá thương hiệu địa phương: Một số gợi ý cho Ninh Bình”.
Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay” nghiệm thu đạt Xuất sắc
Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay” nghiệm thu đạt Xuất sắc
Sáng 12/8/2023, Đề tài khoa học cấp Bộ “Đổi mới công tác tuyên truyền chính trị trên mạng xã hội ở nước ta hiện nay”, mã số B22-13 do PGS,TS. Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền làm chủ nhiệm đã diễn ra tại Phòng 1009, Nhà A7, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài được Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt loại Xuất sắc.
Bình luận