Từ khoá : vai trò của báo chí

6 bài viết

Vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Hơn 90 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam luôn luôn là công cụ đắc lực để tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng và là vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại cái xấu. Trong giai đoạn hiện nay, báo chí nước ta còn có sứ mệnh quan trọng được khẳng định trong Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhấn mạnh: “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biển hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; xác định đây là cuộc đấu tranh liên tục, bền bỉ, lâu dài và là một trong những nhiệm vụ xuyên suốt quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam cũng như thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Báo chí tham gia quản lý và giải tỏa xung đột xã hội (kinh nghiệm từ phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam)

Báo chí tham gia quản lý và giải tỏa xung đột xã hội (kinh nghiệm từ phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam)

Dưới góc nhìn của lý thuyết xung đột xã hội, báo chí là một phương tiện quan trọng trong việc ngăn ngừa và giải tỏa các xung đột. Trong phòng, chống đại dịch Covid-19, báo chí Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc ngăn chặn và giải quyết các xung đột xã hội, góp phần tạo sự ổn định về chính trị, tư tưởng của đất nước. Từ thực tế đó, bài viết rút ra một số kinh nghiệm bước đầu trong ứng phó với các tình huống xung đột xã hội ở Việt Nam.

Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống

Thời gian qua, các cơ quan báo chí nước ta đã phát huy tốt vai trò trong công tác thông tin, tuyên truyền đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hấp dẫn, hiệu quả. Nhờ đó, đã tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung các Văn kiện Đại hội XIII, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong thực hiện mục tiêu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Một số vấn đề đặt ra về vai trò của báo chí đối với công tác hoạch định chính sách của Đảng hiện nay

Một số vấn đề đặt ra về vai trò của báo chí đối với công tác hoạch định chính sách của Đảng hiện nay

Với vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén của Đảng và Nhà nước, báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn bó, đồng hành với sự nghiệp của Đảng và dân tộc; là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Nghị quyết Trung ương 5, khóa X (Nghị quyết 16) nhấn mạnh: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí”. Các cơ quan báo chí nước ta thường xuyên, liên tục phản ánh các hoạt động xã hội, những vấn đề bức xúc đang nảy sinh, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, báo chí đã cung cấp “nguyên liệu đầu vào” cho các nhà hoạch định chính sách.