Từ khoá : giải pháp

7 bài viết

Định hướng, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Định hướng, giải pháp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên môi trường mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

(LLCT&TT) Với ưu thế tốc độ lan truyền thông tin nhanh, diện thông tin rộng, Internet, mạng xã hội dần trở thành nhu cầu trong đời sống của con người, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây cũng là công cụ mà các thế lực thù địch, phản động gia tăng các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì thế, tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là một yêu cầu cấp thiết giai đoạn hiện nay. Bài viết đề xuất một số định hướng, giải pháp nhằm tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

Giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam

Giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam

Già hóa dân số phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng dân số già, được thể hiện qua chỉ số già hóa. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh và điều này đã tạo ra những thách thức to lớn trong ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đặt ra yêu cầu đổi mới trong các chính sách xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân gia tăng dân số già ở Việt Nam, bài viết đề xuất các giải pháp thích ứng với già hóa dân số kịp thời, toàn diện.

Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác dân tộc trong thời kỳ mới

Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác dân tộc trong thời kỳ mới

Thực hiện tốt công tác dân tộc, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Bài viết đánh giá vai trò của công tác dân tộc trong quản lý, khai thác và phát huy các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân tộc trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc về lĩnh vực tư tưởng, lý luận trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc về lĩnh vực tư tưởng, lý luận trên mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay

Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc về lĩnh vực tư tưởng, lý luận do các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất phát tán trên mạng xã hội tại Việt Nam trước hết nằm trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế làm cơ sở chính trị - pháp lý cho hoạt động xử lý. Các giải pháp này còn bao gồm việc hoàn thiện quy trình xử lý, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng các giai đoạn, các bước của quy trình; thường xuyên kiện toàn tổ chức bộ máy và hoạt động của Ban chỉ đạo 35, tăng cường và đổi mới hoạt động của tổ chuyên gia; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các lực lượng tham gia xử lý; ứng dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào từng giai đoạn, từng bước của quy trình xử lý; tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế và khu vực trong xử lý thông tin sai lệch, xuyên tạc.

Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay

Một số giải pháp bảo vệ môi trường hướng tới phát triển bền vững các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay

Vùng núi phía Bắc nước ta gồm 15 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình (tiểu vùng Tây Bắc), Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh (tiểu vùng Đông Bắc), và một số huyện thuộc vùng núi phía tây của 2 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng 109.245 km2, chiếm 33% diện tích cả nước. Nơi đây là địa bàn sinh sống của trên 40 dân tộc anh em, trong đó 63% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 14,542 triệu người, chiếm 13,5% dân số cả nước.