Từ khoá : kỷ nguyên số

5 bài viết

Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên số

Ngoại giao công chúng trong kỷ nguyên số

Tại Phiên họp, các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay về cách triển khai ngoại giao công chúng ở nước sở tại, những khó khăn thách thức đang đặt ra cho các Cơ quan đại diện trong triển khai công tác này tại địa bàn và đề xuất các kiến nghị cụ thể đối với Bộ Ngoại giao và các cơ quan trong nước hỗ trợ triển khai ngoại giao văn hóa và thông tin đối ngoại ngày càng hiệu quả hơn tại địa bàn.

"Cộng đồng người hâm mộ - Fandom” trong kỷ nguyên số

"Cộng đồng người hâm mộ - Fandom” trong kỷ nguyên số

(LLCT&TTĐT) Thế giới của những ngôi sao, những người nổi tiếng, các phương tiện truyền thông đại chúng và cộng đồng người hâm mộ gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ vừa có lợi vừa có tính triệt tiêu. Truyền thông quảng bá ngôi sao, cũng vì lẽ đó gắn bó mật thiết với sự phát triển và vận động của giới truyền thông và công chúng. Nghiên cứu về truyền thông quảng bá ngôi sao, bản chất là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa năm chủ thể căn bản: “ngôi sao”; sự nổi tiếng; giới truyền thông; công chúng - cộng đồng người hâm mộ (“fandom”); và nền công nghiệp sản xuất “ngôi sao” bao gồm những nhà quản lý, những nhà môi giới, những yếu tố bổ trợ… Bài viết hướng tới mục đích phân tích chủ thể thứ tư trong năm nhân tố chủ đạo: công chúng - cộng đồng người hâm mộ (“fandom”); trình bày khái niệm “người hâm mộ” và “cộng đồng người hâm mộ”, ba làn sóng nghiên cứu chủ đạo về “cộng đồng người hâm mộ”, đồng thời phân tích đặc điểm của cộng đồng người hâm mộ trong kỷ nguyên số.

Công tác phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong kỷ nguyên số

Công tác phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trí thức Việt Nam nói chung và trí thức trẻ Việt Nam nói riêng là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong kỷ nguyên số. Để tăng cường hiệu quả công tác phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong kỷ nguyên số, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi làm sáng tỏ thực trạng, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường hiệu quả công tác phát huy vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong kỷ nguyên số.

Báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền tảng

Báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền tảng

Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thế giới chứng kiến sự phát triển vũ bão của công nghệ số. Từ sự ra đời của Internet, đến cuộc cách mạng web 2.0, sự xuất hiện của các thuật ngữ “blog, vlogs, post, forum” (diễn đàn)…; những năm gần đây là các mạng xã hội, các ứng dụng mobile, máy tính bảng, các công cụ nghe nhìn mới... đã đưa loài người đã bước vào một kỷ nguyên số hóa cao độ, làm thay đổi căn bản tính chất tương tác giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. “Cơn sóng thần” số hoá ập vào mọi ngõ ngách của đời sống, tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi quan hệ của mọi giới, mọi ngành nghề, mọi người, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; từ sản xuất đến dịch vụ tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.

Quản lý truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Quản lý truyền thông trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Hiện nay, dưới tác động cuộc CMCN 4.0, công tác quản lý truyền thông ở nước ta đang gặp nhiều thách thức, phải đối mặt với các vấn đề quản lý thông tin trên một không gian “mở” nhưng “ảo”, những vấn đề về an ninh truyền thông, hacker, tin tặc, các loại tội phạm thông tin đặc biệt nguy hiểm... Do vậy, công tác quản lý truyền thông của Việt Nam cần đổi mới quan điểm, tư duy và cách thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại; cần học hỏi kinh nghiệm các nước về quản lý truyền thông; xác định rõ thực trạng phát triển truyền thông và quản lý truyền thông, từ đó đề ra giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm phát triển ngành truyền thông và nâng cao hiệu quả quản lý truyền thông.