Nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho cán bộ, chiến sĩ quân đội hiện nay
Thời gian qua, hưởng ứng phong trào thi đua “Cán bộ, chiến sĩ quân đội thi đua thực hiện văn hóa công sở, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động, chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân đã đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, đã tạo ra môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, đoàn kết, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi quân nhân phát huy trí tuệ, năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện; thủ tục hành chính có nhiều cải cách, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị; quản lý, sử dụng có hiệu quả thời gian làm việc theo quy định, triệt để thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí; cơ quan, đơn vị có môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú, văn minh, chính quy, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện văn hóa công sở ở một số cơ quan, đơn vị trong toàn quân vẫn còn một số hạn chế: Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng, chỉ huy các cấp đối với việc triển khai thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị còn chưa cao; một số nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành chưa cụ thể và chưa thực sự thiết thực; kết quả thực hiện văn hóa công sở của một số cơ quan, đơn vị có những nội dung chưa còn chưa toàn diện, chưa thật vững chắc.
Trong những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường; mặt trái của kinh tế thị trường tiếp tục tác động tiêu cực đến chất lượng thực hiện các chuẩn mực văn hóa công sở của cán bộ, chiến sĩ trong các cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch vẫn đang hằng ngày, hằng giờ đẩy mạnh thực hiện âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” với nhiều chiêu thức tinh vi, khó nhận biết… tình hình đó dễ làm cho một bộ phận quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội vi phạm các chuẩn mực văn hóa công sở. Điều này, nếu không kịp thời khắc phục, ngăn ngừa sẽ trở thành những trở lực đối với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng quân nhân, từng cơ quan, đơn vị nói riêng, cũng như đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh toàn diện nói chung. Theo đó, để nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức, phát huy trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội. Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội hiện nay. Quá trình triển khai thực hiện, đòi hỏi cấp ủy, chỉ huy các cấp cần thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, các lực lượng và mỗi quân nhân trong cơ quan, đơn vị nắm vững quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị về xây dựng, phát triển văn hóa, thực hiện văn hóa công sở.
Trong đó, trọng tâm là: Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI của Đảng “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng; Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14.6.2019 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện phong trào thi đua: Cán bộ công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2025”; nội dung, chỉ tiêu phong trào thi đua “Cán bộ, chiến sĩ quân đội thi đua thực hiện văn hóa công sở, xứng danh bộ đội Cụ Hồ” giai đoạn 2019-2025 do Tổng Cục Chính trị đã phát động; thường xuyên giáo dục cho quân nhân trong đơn vị nhận thức rõ vị trí, ý nghĩa, vai trò, nội dung, sự cần thiết phải nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở, nhất là trong tình hình hiện nay; phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng trong xác định chủ trương, nội dung, chỉ tiêu, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị. Đồng thời, phát huy vai trò của bí thư, chính trị viên, cán bộ chỉ huy các cấp trong xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị.
Hai là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, sự quản lý của chỉ huy các cấp đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội. Cấp ủy, tổ chức đảng, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các hoạt động nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị. Đặc biệt, cần thông qua nghị quyết chuyên đề, nghị quyết thường kỳ của cấp ủy, tổ chức đảng, kế hoạch của người chỉ huy để xác định rõ chủ trương, chỉ tiêu, biện pháp lãnh đạo, tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân thuộc quyền phù hợp với đặc thù về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Đội ngũ cán cán bộ chủ trì, nhất là bí thư, chính trị viên, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần phát huy trách nhiệm trong quản lý, điều hành, kiểm tra, đúc rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị mình; trên cơ sở đó, đề ra nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở thời gian tiếp theo.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, nhất là năng lực quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân thuộc quyền. Cùng với đó, cần tăng cường và đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị theo hướng bám sát sự phát triển của tình hình nhiệm vụ, thực tiễn thực hiện chức năng, chức trách, nhiệm vụ của mỗi quân nhân để kịp thời khích lệ, động viên mỗi cá nhân và toàn cơ quan, đơn vị vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt các chuẩn mực văn hóa công sở.
Ba là, xác định đúng nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức và biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội. Thực hiện nội dung biện pháp này, cần tập trung vào một số vấn đề trọng tâm là: Nâng cao chất lượng quán triệt, cụ thể hóa thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Nhà nước, quân đội và quy định của từng cơ quan, đơn vị về thực hiện văn hóa công sở gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi quân nhân; nâng cao chất lượng duy trì thực hiện và chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, điều lệnh quản lý bộ đội, nền nếp chính quy của quân nhân, nhất là việc thực hiện nghiêm quy định của quân đội, của đơn vị về mang mặc trang phục, lễ tiết, tác phong, xưng hô, chào hỏi, chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử theo điều lệnh, điều lệ quân đội, truyền thống văn hóa dân tộc; nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện tốt các chuẩn mực “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; nâng cao chất lượng xây dựng thiết chế văn hóa, cảnh quan môi trường văn hóa quân sự ở các cơ quan, đơn vị.
Triển khai vận dụng linh hoạt, sáng tạo các hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân. Trong đó, coi trọng việc kết hợp đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua xây dựng văn hóa công sở với các phong trào thi đua quyết thắng, thi đua đột kích, cuộc vận động và các đợt sinh hoạt khác như: Nghị quyết Trung 4 khóa XII của Đảng “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” gắn với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa tốt đẹp, lành mạnh, phong phú” và “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới; Kết luận số 21-KL/TW ngày 25.10.2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đặc biệt, cần chú trọng nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội thông qua lựa chọn, xây dựng đơn vị điểm; củng cố, kiện toàn hệ thống các tiêu chí, các văn bản quy định, quy chế về xây dựng văn hóa công sở; duy trì các nền nếp, chế độ về xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trong thực hiện các chuẩn mực về văn hóa công sở.
Bốn là, phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của mỗi quân nhân trong nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở. Đây là giải pháp nền tảng có tính chất quyết định đến chất lượng của toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện. Theo đó, mỗi quân nhân các cơ quan, đơn vị cần phát huy tốt tính chủ động, tích cực tham mưu, đề xuất với cấp ủy, tổ chức đảng và người chỉ huy các cấp trong xác định chủ trương, xây dựng kế hoạch, nội dung, chỉ tiêu, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở của cơ quan, đơn vị mình.
Quá trình tổ triển khai thực hiện đòi hỏi trước hết đối với cấp ủy, người chỉ huy, cần làm cho mỗi quân nhân thuộc quyền có nhận thức đúng về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở, cũng như nắm được thực trạng chất lượng thực hiện văn hóa công sở của các cơ quan, đơn vị hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp cho mỗi quân nhân xây dựng động cơ, thái độ tích cực, trách nhiệm cao và nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở. Đồng thời, phát huy tính năng động, sáng tạo trong lựa chọn, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp thực hiện phù hợp với khả năng, sở trường của bản thân để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện văn hóa công sở trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ, trong sinh hoạt, công tác ở cơ quan, đơn vị.
Cùng với các biện pháp nêu trên, cần tiếp tục củng cố, kiện toàn hệ thống các tiêu chí, quy định, quy chế và điều kiện bảo đảm nhằm nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong Quân đội. Thực hiện nội dung này có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp tạo hành lang pháp lý, động lực và môi trường thuận lợi để nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội.
Do vậy, cấp ủy, người chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần thường xuyên rà soát, đánh giá lại hệ thống các tiêu chí, các quy chế, quy định so với tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Từ đó, có sự nghiên cứu, bổ sung những nội dung quy chế, quy định mới cho phù hợp như: Quy chế làm việc của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, quy chế của hệ thống chỉ huy các cấp; quy chế trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học; các quy chế về hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, công tác hậu cần, kỹ thuật; quy định về xây dựng, thực hiện nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật… Đặc biệt, cần kiên quyết loại bỏ những quy định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị.
Nâng cao chất lượng thực hiện văn hóa công sở cho quân nhân các cơ quan, đơn vị trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay mà trọng tâm là phát huy tính tích cực, tự giác chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật của quân đội và quy định của cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả công tác của mỗi cá nhân và từng cơ quan, đơn vị; thiết thực góp phần xây dựng nguồn lực con người tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân; xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định; bảo đảm khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trước mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong mọi tình huống. Đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải kiên trì tiến hành từng bước nhằm xác lập các giá trị văn hóa tốt đẹp và khơi dậy khát vọng cống hiến của của mỗi quân nhân trong hoạt động thực thi công vụ được giao./.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị điện tử ngày 17.6.2022
Bài liên quan
- Thực trạng ảnh hưởng của báo chí đối với nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
- "Niềm vui và nỗi nhớ"
- Di cư lao động của người Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ
- Hợp tác giáo dục Việt - Lào từ năm 2011 đến nay: thực trạng và giải pháp
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo ở các trường đại học Việt Nam trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 37: Thương nhớ Bác!
-
2
Kênh truyền thông Mạch Nguồn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
-
3
Mạch nguồn số 38: Tuổi trẻ với pháp luật
-
4
Mô hình tổ chức đảng trong các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, ngân hàng thương mại hiện nay - vấn đề đặt ra và đề xuất
-
5
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai giảng năm học 2023-2024
-
6
Gần 2.000 tân sinh viên K43 tham gia “Tuần sinh hoạt công dân - sinh viên đầu khóa, năm học 2023 - 2024"
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn 39: Đại đoàn kết toàn dân tộc
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tinh thần đoàn kết ấy vẫn còn đó, hiện hữu trong đời sống hằng ngày của mỗi người con đất Việt, trở thành một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Xin kính mời quý vị cùng đón xem chương trình Mạch nguồn số 39 với chủ đề “Đại đoàn kết toàn dân tộc: Dòng chảy xưa - nay” để thấy rõ thêm tinh thần đoàn kết quý báu của dân tộc ta.
Thực trạng ảnh hưởng của báo chí đối với nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Thực trạng ảnh hưởng của báo chí đối với nâng cao năng suất lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
(LLCT&TTĐT) Nghiên cứu tiến hành phân tích thông tin về yếu tố có ảnh hưởng đối với nâng cao năng suất lao động (NSLĐ) tại doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên 04 loại hình báo chí gồm: báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và khảo sát sự ảnh hưởng của thông tin báo chí đối với nâng cao NSLĐ tại hơn 300 doanh nghiệp (DN). Ngoài ra, nghiên cứu còn thực hiện trao đổi, phỏng vấn lãnh đạo một số DNNVV và nhà báo để thu thập thêm thông tin. Kết quả khảo sát cho thấy, DNNVV đánh giá khá tích cực vai trò của báo chí trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết; truyền cảm hứng, tạo động lực, mong muốn thay đổi; và thúc đẩy triển khai hoạt động nâng cao NSLĐ cụ thể tại DNNVV. Báo chí còn giúp gia tăng số lượng, giá trị bán sản phẩm của DNNVV khi thông tin tích cực về sản phẩm và DN được đăng tải trên báo chí.
"Niềm vui và nỗi nhớ"
"Niềm vui và nỗi nhớ"
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/06/1925 - 21/06/2023), Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu bài thơ "Niềm vui và nỗi nhớ" của NGUT, Thạc sĩ Lê Minh Châu, nguyên Chủ tịch Công đoàn Học viện, nguyên Trưởng khoa Quan hệ quốc tế viết tặng học viên lớp tại chức báo chí đầu tiên của Học viện mở tại Quảng Bình (năm 1998) khi thầy tham gia giảng dạy.
Di cư lao động của người Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ
Di cư lao động của người Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ
(LLCT&TTĐT) Di cư lao động trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giúp phân bố lại dân cư, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, quá trình này cũng có những hạn chế nhất định. Chính vì vậy, cần có những giải pháp phù hợp để giúp bảo đảm ổn định đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và của người dân Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ nói riêng. Bài viết bên cạnh việc dựa trên thông tin từ tài liệu tham khảo, các số liệu và nhận định còn dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài KX.02 (2018) “di dân các dân tộc thiểu số, những vấn đề đặt ra và giải pháp” tại 10 tỉnh trên cả nước do tác giả và cộng sự thực hiện.
Hợp tác giáo dục Việt - Lào từ năm 2011 đến nay: thực trạng và giải pháp
Hợp tác giáo dục Việt - Lào từ năm 2011 đến nay: thực trạng và giải pháp
(LLCT&TT) Giáo dục là lĩnh vực nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào. Hợp tác về giáo dục đào tạo được xác định là nhiệm vụ quan trọng, lĩnh vực chiến lược, góp phần phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa hai đất nước. Quan hệ Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục trong những năm qua đã có những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục. Bài viết trình bày rõ thực trạng và một số giải pháp phát triển quan hệ Việt Nam - Lào trong lĩnh vực giáo dục từ năm 2011 đến nay.
Bình luận