Thứ tư, 19:56 26-05-2021

Nguồn: Bài đăng trên Sóng trẻ

Xem nhiều

Mạch Nguồn số 21: Làng cờ Từ Vân - nơi "thổi hồn" cho những lá cờ dịp Tết

“Lá cờ Tổ quốc” là một biểu tượng của dân tộc, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Lá cờ Việt Nam với sắc cờ đỏ sao vàng gắn liền cùng những năm tháng đấu tranh kiên cường của thế hệ đi trước. Vào những ngày Lễ Tết trọng đại của dân tộc, lá cờ luôn xuất hiện trên khắp các con đường, ngõ phố... Chương trình Mạch Nguồn số 21 với chủ đề "Làng cờ Từ Vân - nơi thổi hồn cho những lá cờ dịp Tết" hy vọng sẽ giúp cho quý vị hiểu rõ hơn về công đoạn để sản xuất ra lá cờ Tổ quốc. Đặc biệt, giúp hiểu rõ hơn ý nghĩa của lá cờ Tổ quốc và sự tự hào, lòng yêu nước của những người dân làng cờ Từ Vân gửi gắm vào từng lá cờ đỏ sao vàng”

Đo lường hội chứng nghiện mạng xã hội từ góc nhìn tâm lý học

Đo lường hội chứng nghiện mạng xã hội từ góc nhìn tâm lý học

(LLCT&TTĐT) Phát triển dựa trên các tính năng của Web 2.0, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter hay Instagram đã nhanh chóng trở thành phương tiện liên lạc và tương tác xã hội thiết yếu trong thế giới hiện đại ngày nay. Do vậy, có vẻ như việc kết nối mạng xã hội hàng ngày cũng là một hành vi bình thường. Tuy nhiên, sự lạm dụng, phụ thuộc vào mạng xã hội quá mức cùng với những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ toàn diện và các chức năng thường ngày của người sử dụng đã nhận được sự quan tâm của không ít các nhà nghiên cứu. Các nghiên cứu đã chứng minh sự tồn tại của nghiện mạng xã hội như là một trong các hội chứng nghiện hành vi khác. Bài viết tổng thuật một số thảo luận và cách thức đo lường hội chứng nghiện mạng xã hội hiện đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Nhận thức luận Phật giáo

Nhận thức luận Phật giáo

(LLCT&TTĐT) Nhận thức luận Phật giáo nhắm đến mục đích tối hậu nhìn sự vật như chúng đang là (yathābhūtadarśana), khẳng định người là vô ngã, không có bản chất trường tồn. Theo lý thuyết tâm trí Phật giáo, mọi nhận thức phải có hai hình ảnh, hình ảnh chủ thể (grāhakākāra) và hình ảnh khách thể (grāhyākāra). Hình ảnh thứ nhất thể hiện khuynh hướng chủ quan của nhận thức, hình ảnh thứ hai là nội dung nhận thức. Cả hai hình ảnh phải thỏa mãn ba tiêu chí: chúng là các hành động biết (pramiti), đáng tin (avisaṃvāda), và là động cơ của hành động (pravartaka). Theo Phật giáo, chỉ hai dạng nhận thức - tri giác (pratyakṣa) và suy luận (anumāna) - mới thỏa mãn các tiêu chí này. Tri giác là hình ảnh nhân quả trực tiếp sản sinh bởi khách thể. Trái lại, hình ảnh suy luận chỉ có quan hệ nhân quả gián tiếp với khách thể. Vấn đề ở chỗ, nhận thức luận Phật giáo để lại một số lỗ hổng đến nay vẫn chưa khắc phục được.

Những thách thức và giải pháp tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng ở các trường cao đẳng, đại học

Những thách thức và giải pháp tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng ở các trường cao đẳng, đại học

(LLCT&TTĐT) Việc tăng cường giáo dục lý luận chính trị ở các trường cao đẳng, đại học là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Các môn lý luận chính trị trong các trường cao đẳng, đại học đảm nhận nhiệm vụ quan trọng là giáo dục sinh viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết này đề cập đến những thách thức đối với các môn học lý luận chính trị ở các trường cao đẳng, đại học, đồng thời nêu ra một số giải pháp cơ bản để tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng và phát huy hết chức năng của các môn học này.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay

(LLCT&TTĐT) Quản lý đào tạo là công tác quan trọng mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Học viện) đã và đang thực hiện có hiệu quả dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Tuy nhiên, do những thay đổi, yêu cầu từ thực tiễn đổi mới cần phải tăng cường hơn nữa ứng dụng CNTT trong hoạt động này. Từ mô hình tổng thể và thực trạng của Học viện, chúng tôi đề xuất 05 giải pháp cơ bản có liên quan nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo tại Học viện hiện nay.

XEM THÊM TIN