Từ khoá : truyền hình

16 bài viết

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay

Để đạt mục tiêu 70% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số (ưu tiên các nền tảng số trong nước) như Chính phủ đề ra ở Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, nhiều cơ quan truyền hình tại Việt Nam đổi mới tư duy, quyết tâm hành động và coi truyền hình đa nền tảng là giải pháp đột phá với bước đi, lộ trình phù hợp. Bài viết khái quát xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay, những thành công và một số hạn chế của xu hướng này.

Việc sử dụng các yếu tố ngữ âm trong hành vi nói trên truyền hình

Việc sử dụng các yếu tố ngữ âm trong hành vi nói trên truyền hình

(LLCT&TT) Giao tiếp trên truyền hình, xét về tổng thể thì vai trò của hình ảnh là quan trọng và phổ biến. Nhưng yếu tố mang tính quyết định tuyệt đối là ngôn ngữ âm thanh, là tiếng nói. Âm thanh là hình thức vật chất trong cái biểu đạt của ngôn ngữ. Bên cạnh chức năng này, âm thanh còn mang chức năng biểu cảm. Coi trọng vai trò của âm thanh trong biểu đạt là một nhu cầu, một thói quen và cũng là một yêu cầu thẩm mĩ của người Việt. Với giao tiếp trên truyền hình, việc quan tâm sử dụng các yếu tố ngữ âm càng trở nên quan trọng. Chú ý đến việc sử dụng các yếu tố ngữ âm để nâng cao sức biểu đạt của ngôn ngữ trong nói năng nhằm đạt hiệu quả thông tin cao nhất cũng là mục đích của truyền hình.

Ứng dụng ký hiệu học trong ngôn ngữ hình ảnh truyền hình

Ứng dụng ký hiệu học trong ngôn ngữ hình ảnh truyền hình

(LLCT&TTĐT) Bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay đặt ra nhiều nhiệm vụ cho ngành truyền hình nói riêng và báo chí nói chung trong việc hiểu và nắm bắt thị hiếu công chúng. Đặc biệt, môi trường hoạt động của thông tin trên báo chí hiện mang đậm nét đa văn hoá, đòi hỏi các sản phẩm báo chí đáp ứng được hiệu quả tiếp cận. Ứng dụng ký hiệu học trong ngôn ngữ hình ảnh truyền hình giúp cung cấp thông tin đầy đủ, đồng thời, giới thiệu các giá trị mang tính bản sắc và chứa đựng yếu tố giao tiếp liên văn hoá.

Phỏng vấn truyền hình: Đặc điểm và một số kỹ năng thực hiện

Phỏng vấn truyền hình: Đặc điểm và một số kỹ năng thực hiện

(LLCT&TTĐT) Phỏng vấn truyền hình có những đặc điểm khác biệt so với phỏng vấn trên các loại hình báo chí khác. Bài viết phân tích và so sánh làm nổi bật lên những khác biệt này, và đề xuất những kỹ năng cần lưu ý, bao gồm kỹ năng đặt câu hỏi, dẫn dắt cuộc phỏng vấn, xây dựng kịch bản cuộc phỏng vấn có khai thác các ưu thế của báo chí truyền hình.

Định vị thương hiệu truyền hình trong bối cảnh mới

Định vị thương hiệu truyền hình trong bối cảnh mới

LLCTTT - Thói quen và thị hiếu của công chúng truyền hình đang thay đổi liên tục trong một thập kỷ vừa qua. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 vào giai đoạn 2019 - 2020 làm cho những thay đổi đó trở nên nhanh chóng và sâu sắc. Vai trò của các mạng xã hội và Internet ngày càng chi phối trong các hoạt động của đời sống xã hội, trong khi các loại hình báo chí truyền thống chưa thực sự bắt kịp đủ nhanh với tốc độ đó. Một trong những vấn đề đặt ra hiện nay cho các cơ quan, tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực truyền hình nói riêng, ngành báo chí - truyền thông nói chung là làm sao xây dựng, tái định vị thương hiệu để công chúng có thể ghi nhớ và ủng hộ.

Nâng cao hiệu quả giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình với khán giả

Nâng cao hiệu quả giao tiếp của người dẫn chương trình truyền hình với khán giả

Dẫn chương trình truyền hình là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn và giao tiếp. Người dẫn chương trình/ MC truyền hình vừa là người dẫn chuyện, vừa là người điều phối các chương trình, sự kiện trong các chương trình truyền hình tại cơ quan truyền hình hoặc ở một không gian nào đó bên ngoài đài truyền hình.

Vấn đề kinh tế báo chí tại các kênh truyền hình xã hội hóa

Vấn đề kinh tế báo chí tại các kênh truyền hình xã hội hóa

Đối với các kênh truyền hình xã hội hóa, hoạt động kinh tế báo chí ngày càng trở nên quan trọng, vì các kênh truyền hình xã hội hóa phải tự bảo đảm kinh phí 100% cho mọi hoạt động. Vì vậy, quản trị kinh tế giữ một vai trò vô cùng quan trọng để kênh truyền hình xã hội hóa tồn tại và phát triển.

Phát triển truyền hình tương tác ở Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0

Phát triển truyền hình tương tác ở Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0

Trong bối cảnh có sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và sự hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, truyền hình tương tác (THTT) đã và đang là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình.

Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên sóng truyền hình

Đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên sóng truyền hình

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, với nhiều mức độ khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây thực sự là một hiểm họa tiềm tàng, một loại kẻ thù giấu mặt, một thứ “giặc nội xâm” nguy hiểm rất khó nhận diện và đáng sợ nhất. Do đó, báo chí nói chung, truyền hình nói riêng đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền tảng

Báo chí, phát thanh, truyền hình trong kỷ nguyên số đa nền tảng

Những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thế giới chứng kiến sự phát triển vũ bão của công nghệ số. Từ sự ra đời của Internet, đến cuộc cách mạng web 2.0, sự xuất hiện của các thuật ngữ “blog, vlogs, post, forum” (diễn đàn)…; những năm gần đây là các mạng xã hội, các ứng dụng mobile, máy tính bảng, các công cụ nghe nhìn mới... đã đưa loài người đã bước vào một kỷ nguyên số hóa cao độ, làm thay đổi căn bản tính chất tương tác giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với xã hội. “Cơn sóng thần” số hoá ập vào mọi ngõ ngách của đời sống, tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến mọi quan hệ của mọi giới, mọi ngành nghề, mọi người, từ chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh; từ sản xuất đến dịch vụ tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.