Ứng dụng công nghệ, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách

Từ ngày 4 đến 15.10.2022, Đoàn công tác gồm các cán bộ Học viện Báo chí và Tuyên truyền cùng đại diện một số cơ quan báo chí, nhà xuất bản, doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng về truyền thông chính sách tại Hàn Quốc. Chương trình nằm trong khuôn khổ giai đoạn 2 Đề án “Nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ”, do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ.
Trình bày Báo cáo Quốc gia tại phiên khai mạc, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trưởng đoàn công tác cho rằng, mục tiêu của truyền thông chính sách là làm cho người dân biết, hiểu và thực hiện chính sách; xây dựng đồng thuận xã hội như nguồn lực thực thi chính sách; giúp cho người dân có cơ hội phản hồi chính sách; giúp nhà xây dựng chính sách thực hiện điều chỉnh phù hợp; cơ quan báo chí khẳng định vị thế và định hướng dư luận. Khó khăn đối với truyền thông chính sách tại Việt Nam hiện nay là thiếu nguồn lực cho công tác truyền thông chính sách; năng lực của đội ngũ hoạch định chính sách còn hạn chế… Đặc biệt, việc ứng dụng và triển khai công nghệ mới trong truyền thông chính sách còn chậm trong bối cảnh chuyển đổi số.
Theo PGS,TS Phạm Minh Sơn, để truyền thông chính sách hiệu quả, cần tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách; sử dụng các phương tiện truyền thông tương tác, khuyến khích phản hồi; cung cấp thông tin chính sách dễ hiểu, đầy đủ, chính xác và đa chiều.
Trong giai đoạn chuyển đổi số, PGS, TS Phạm Minh Sơn nhấn mạnh, cần từng bước ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của công chúng, hướng tới nâng cao năng lực tiếp cận, phân tích, đánh giá và phản hồi thông tin của công chúng…

Theo đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), một trong những mục tiêu trọng tâm của chương trình là giúp các học viên xây dựng kế hoạch hành động nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn về truyền thông chính sách tại Việt Nam.
Trong 2 tuần tham gia chương trình, các học viên Việt Nam sẽ được nghe các chuyên gia hàng đầu của Hàn Quốc giảng dạy và tham quan thực tế một số cơ quan truyền thông, công ty sáng tạo nội dung lớn của Hàn Quốc.
Đoàn nghe các bài thuyết trình về sự hình thành các kênh quan hệ công chúng trong khu vực công tại Hàn Quốc và quá trình phát triển của từng kênh; hình thành dư luận thông qua các phương tiện truyền thông xã hội; tin tức kỹ thuật số, nhà báo và báo chí trong thời đại kỹ thuật số; hiểu biết về báo chí dữ liệu và dữ liệu lớn chính phủ tại Hàn Quốc.

Sau kết quả tích cực của giai đoạn 1, Dự án “Nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ” giai đoạn 2 (2022-2024) hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu truyền thông chính sách cho cán bộ, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền; chỉ đạo truyền thông chính sách cho lãnh đạo các cơ quan báo chí và cơ quan hoạch định chính sách và truyền thông chính sách cho cán bộ truyền thông ở địa phương.
Nguồn: Bài đăng trên Báo Nhân dân ngày 5.10.2022
Xem nhiều
-
1
Hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể
-
2
Học viện tổ chức Gặp mặt cán bộ hưu trí nhân dịp Xuân Quý Mão 2023
-
3
Trao đổi tọa đàm giữa Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Học viện Chính trị khu vực I về các mặt công tác
-
4
Hội nghị Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền lần thứ năm, nhiệm kỳ 2021 - 2026
-
5
Học viện tiếp đoàn chuyên gia Viện Nghiên cứu lập pháp Hàn Quốc đến thăm và hợp tác
-
6
Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2023
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- TẠP CHÍ NGƯỜI LÀM BÁO
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- THƯ VIỆN SỐ HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể
Sáng 05.01.2023, Đảng ủy, Hội đồng Trường, Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Hội nghị liên tịch giữa Đảng ủy, Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể. Hội nghị nhằm tăng cường sự phối hợp, lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, xuyên suốt của Đảng ủy, Ban Giám đốc với các tổ chức đoàn thể trong Học viện, đồng thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các đoàn viên, hội viên các đoàn thể.
"Cộng đồng người hâm mộ - Fandom” trong kỷ nguyên số
"Cộng đồng người hâm mộ - Fandom” trong kỷ nguyên số
(LLCT&TTĐT) Thế giới của những ngôi sao, những người nổi tiếng, các phương tiện truyền thông đại chúng và cộng đồng người hâm mộ gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ vừa có lợi vừa có tính triệt tiêu. Truyền thông quảng bá ngôi sao, cũng vì lẽ đó gắn bó mật thiết với sự phát triển và vận động của giới truyền thông và công chúng. Nghiên cứu về truyền thông quảng bá ngôi sao, bản chất là việc nghiên cứu mối quan hệ giữa năm chủ thể căn bản: “ngôi sao”; sự nổi tiếng; giới truyền thông; công chúng - cộng đồng người hâm mộ (“fandom”); và nền công nghiệp sản xuất “ngôi sao” bao gồm những nhà quản lý, những nhà môi giới, những yếu tố bổ trợ… Bài viết hướng tới mục đích phân tích chủ thể thứ tư trong năm nhân tố chủ đạo: công chúng - cộng đồng người hâm mộ (“fandom”); trình bày khái niệm “người hâm mộ” và “cộng đồng người hâm mộ”, ba làn sóng nghiên cứu chủ đạo về “cộng đồng người hâm mộ”, đồng thời phân tích đặc điểm của cộng đồng người hâm mộ trong kỷ nguyên số.
Ứng dụng công nghệ, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách
Ứng dụng công nghệ, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách
Ngày 5.10, tại phiên khai mạc khóa tập huấn “Nâng cao năng lực thực thi chính sách của Chính phủ” ở Seoul, Hàn Quốc, PGS,TS Phạm Minh Sơn, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhấn mạnh, cần ứng dụng công nghệ truyền thông hiện đại, sử dụng các phương tiện truyền thông tương tác, tăng cường sự tham gia của công chúng trong truyền thông chính sách.
Sự phát triển của mạng xã hội và khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền ở Việt Nam
Sự phát triển của mạng xã hội và khả năng ứng dụng các lợi thế, tiện ích của mạng xã hội trong công tác thông tin, tuyên truyền ở Việt Nam
Cách đây hơn 20 năm, khi lần đầu tiên kết nối Internet, Việt Nam đã đặt những “dấu chân” đầu tiên trên một miền không gian hoàn toàn mới - không gian mạng. Từ đó đến nay, Việt Nam đã đi được một hành trình dài trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Giống như khai phá những “vùng đất” mới, không gian mạng được mở rộng, tạo ra không gian phát triển mới cho đất nước.
Báo chí tương tác và mô hình tạo dựng cộng đồng quyền lực mới của truyền thông đương đại
Báo chí tương tác và mô hình tạo dựng cộng đồng quyền lực mới của truyền thông đương đại
Mô hình kiến tạo cộng đồng quyền lực mới ứng dụng trong lĩnh vực thông tấn báo chí sẽ giúp các tòa soạn tạo dựng một hệ sinh thái nội dung, tăng sức cạnh tranh để chiếm lĩnh độc giả; đồng thời cũng mở ra những cơ hội đổi mới phương thức hoạt động, định hướng nội dung và mô hình kinh doanh dựa trên sức mạnh của những cộng đồng phi tập trung trên không gian mạng.
Bình luận