Cuốn phăng luận điệu xuyên tạc, sáng bừng hào khí Đại lễ - Bài 1: Quét “rác” bằng tư duy biện chứng
Những thứ rác rưởi của trò lố chính trị
Theo dõi những thông tin xuyên tạc trên các nền tảng mạng xã hội do các thế lực thù địch tung ra, lan truyền, nhắm vào xuyên tạc, phá hoại Đại lễ “Ngày hội non sông” 30-4, bằng tư duy logic, chúng ta thấy rõ, đó là một kiểu “nhai lại”, được ngụy trang, mị dân sau lớp vỏ công nghệ hiện đại. Thứ “nhai lại” ấy chính là nội dung, thông tin phản động. Sau 50 năm kể từ ngày non sông liền một dải, tư tưởng hận thù dân tộc vẫn được các đối tượng thù địch gặm nhấm, bấu víu nhằm đánh tráo khái niệm, đổi trắng thay đen về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Những cái gọi là “ngày quốc hận”, “tháng tư đen”, “khát vọng phục quốc”... chúng “nhai đi, nhai lại” một cách cay cú và ngày càng gia tăng tính chất, mức độ, phạm vi “phủ sóng”. Cứ mỗi dịp đất nước ta tổ chức các hoạt động kỷ niệm “Ngày hội non sông thống nhất đất nước” là truyền thông mang tư tưởng thù địch lại lập tức mang cái thứ tư tưởng, tư duy lỗi thời, lạc lõng này ra để rêu rao.
Trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, điệp khúc ỉ ôi này lại râm ran, rền rĩ trên các nền tảng mạng xã hội. Chúng cấu kết thành lập những thứ gọi là “ban”, “hội đồng” tại Hoa Kỳ và một số nước phương Tây, do số đối tượng “tàn dư” của chế độ ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn trước năm 1975 thực hiện, như: “Ban tổ chức đại lễ tưởng niệm 50 năm quốc hận 30-4”, “Hội đồng lãnh đạo điều hành sự kiện kỷ niệm 50 năm...” và các “Cộng đồng người Việt tị nạn”, “Hội đồng phục quốc”... Chúng tập hợp, mang theo cờ “ba sọc”, mặc trang phục ngụy quân, tổ chức những trò lố gọi là “biểu tình”, “tuần hành”, “diễu hành”, “hội luận tình hình Việt Nam sau 50 năm...” rồi quay video tung lên các nền tảng mạng xã hội để “khuếch trương thanh thế”, “phông bạt”, “làm màu”...
Gọi những thứ này là rác rưởi, trò lố bởi cái gọi là “lực lượng”, “đội quân” tham gia “tuần hành”, “diễu hành” ấy chỉ lèo tèo vài nhóm người, đa số đều là những đối tượng già cả, ốm yếu, thậm chí có nhiều đối tượng chân bước không vững, vừa đi vừa lết, thều thào hô khẩu hiệu. Phía dưới những video phản động, phản cảm này, rất nhiều người đã để lại những dòng bình luận phê phán, giễu cợt, kiểu như: “Để dành sức mà húp cháo”, “Răng rụng hết rồi, hô hào gì nữa”, “Bước không vững còn bày đặt “phục quốc”...

Một trong những tổ chức phản động lưu vong có tần suất thông tin xuyên tạc dày đặc trên các nền tảng mạng xã hội, chống phá Đại lễ 30-4-2025 của dân tộc, đó chính là tổ chức khủng bố “Việt Tân”. Tổ chức này do Lý Thái Hùng cầm đầu. Với chiêu bài chuyển hướng hoạt động từ khủng bố vũ trang sang “đấu tranh bất bạo động”, “Việt Tân” đã và đang đẩy mạnh tận dụng tiện ích không gian mạng, sử dụng AI để tuyên truyền, gieo rắc thông tin, tư tưởng phản động, dân túy. Từ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đến nay, "Việt Tân" thực hiện dồn dập các chiến dịch tuyên truyền quy mô lớn, đa hướng, đa kênh, tận dụng các website, trang Facebook..., sử dụng AI nhằm gia tăng lượng tiếp cận, tương tác của người dân trong nước, lan truyền những thông tin mị dân, chống phá đất nước. Chúng biên soạn, tán phát những tài liệu như: “Thư chúc Tết”, “Văn kiện Việt Nam nửa thế kỷ tụt hậu và lối thoát cho tương lai”... có nội dung phủ nhận thành quả cách mạng ngày 30-4-1975, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do dân chủ; quy chụp Việt Nam “tụt hậu” về kinh tế; từ đó kích động người dân tụ tập, biểu tình, gây bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân; mở đường cho lực lượng phản động “phục quốc”...
Nhìn tổng thể để thấy rõ bản chất
Cần phải nói ngay và luôn, các hoạt động truyền thông mang tính chất lừa bịp, xuyên tạc, kích động, chống phá thành quả cách mạng ở Việt Nam do các thế lực thù địch thực hiện, không phải là đề tài mới mẻ gì. Ngay sau Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 50 năm trước, trong lúc chúng ta nỗ lực tái thiết cuộc sống, thực hiện các chính sách hòa hợp dân tộc, chung tay xây dựng đất nước thì những thành phần chống đối cũng rắp tâm thực hiện âm mưu chống phá. Chúng thể hiện ý đồ lật đổ chính quyền nhân dân, đạp đổ thành quả cách mạng, gây rối loạn an ninh chính trị trong nước. Một bộ phận người Việt Nam lưu vong ở nước ngoài đã cấu kết, hình thành những tổ chức phản động, được sự "hà hơi", "tiếp sức" của các lực lượng quốc tế mang tư tưởng thù địch với cách mạng Việt Nam, tiến hành các hoạt động có tính chất khủng bố, bạo loạn. Bên cạnh các hoạt động vũ trang “chuyển lửa về quê nhà”, chúng tăng cường mạng lưới truyền thông, sử dụng các kênh phát sóng bằng tiếng Việt, chĩa “mũi dùi” về đất nước để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá. Mục tiêu của chúng là làm lung lay trận địa tư tưởng, gây mất lòng tin của nhân dân, gây rối ren trật tự xã hội... để thừa cơ tiến hành bạo loạn, lật đổ chính quyền.
Đặc biệt, sau khi mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, hệ thống xã hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng, thoái trào, các chiến dịch truyền thông xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch càng gia tăng cấp độ, phạm vi, tính chất. Tuy nhiên, hiện thực lịch sử và đời sống xã hội; cơ đồ, vị thế của đất nước đã chứng minh, không một thế lực nào, không một âm mưu nào có thể phá vỡ bức tường thành vững chắc của thế trận lòng dân ở Việt Nam. Chúng ta đã giữ vững thành quả cách mạng, đẩy lùi và từng bước làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; thực hiện thành công công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả, đưa đất nước phát triển bền vững.
Nhắc lại những vấn đề mang tính khái quát này để chúng ta có cái nhìn toàn diện về cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng hiện nay. Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này bởi không ít người khi tiếp cận với những thông tin xuyên tạc, xấu độc trên không gian mạng đã “quên” mất phương pháp tư duy, suy luận vấn đề theo logic biện chứng. Thay vào đó là kiểu thấy hiện tượng mà không biết bản chất, thấy cây mà không thấy rừng; là kiểu “thầy bói mù xem voi”; tư duy “hớt váng”, “cắt khúc”, “cắt ngọn”... Tâm lý “hóng hớt”, “hội chứng đám đông”, lập trường tư tưởng chính trị thiếu vững vàng của một bộ phận nhỏ công chúng chính là kẽ hở trong trận địa tư tưởng khiến các thế lực thù địch lợi dụng khoét rộng, đào sâu nhằm “ký sinh”, “tầm gửi” quan điểm sai trái, phản động, chống phá đất nước.
Bằng thủ đoạn dân túy, được ngụy trang, che đậy dưới lớp vỏ ngôn ngữ bóng bẩy, sử dụng AI làm công cụ, những thông tin xuyên tạc, xấu độc của các thế lực thù địch đã dụ dỗ được một số người nhẹ dạ, cả tin, những thành phần cực đoan, cơ hội, non kém bản lĩnh và ý thức chính trị. Đáng tiếc là trong số đó có một số trường hợp cá biệt thuộc tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ. Trang cá nhân của họ trên các nền tảng mạng xã hội có lượng theo dõi, tương tác khá lớn. Trong quá khứ, những người này đã có đóng góp nhất định cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, vì non kém bản lĩnh và ý thức chính trị, họ đã suy thoái tư tưởng chính trị, được các thế lực thù địch tung hô như những “người hùng”, lên mạng xã hội phát ngôn đi ngược lại chủ trương, đường lối của Đảng và lợi ích dân tộc, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng.
Ông Nguyễn Cao Kỳ (1930-2011), cựu Thủ tướng, cựu Phó tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, khi còn sống, đã bức xúc lên tiếng: “Nước Việt Nam có mất cho Tây cho Tàu đâu mà phục quốc?... Và tôi từng hỏi, nếu họ thật sự yêu nước thì họ phải biết ngồi im và biết suy nghĩ chứ đừng đi theo một lũ côn đồ, hám danh hám lợi, lừa gạt mọi người. Cứ nhân danh chính nghĩa quốc gia, nhân danh tự do dân chủ, nhân danh chống cộng, dân chủ mà đi lừa gạt người ta”.
Thiết nghĩ, không cần bình luận gì thêm về những phát ngôn thẳng thắn, nhận thức rõ "đúng-sai" này, bởi nó đã góp phần lột trần sự thật và bản chất của những thành phần bất mãn, cơ hội, phản bội Tổ quốc. Nhắc lại điều này để một lần nữa giúp bạn đọc có những góc nhìn đa chiều, khách quan, có nhãn quan chính trị và phương pháp luận biện chứng khi tiếp cận, phân tích, đánh giá, bày tỏ thái độ trước những thông tin xấu độc đang xuất hiện tràn lan trên không gian mạng hiện nay...
(còn nữa)
Nguồn: Bài đăng trên Báo Quân đội nhân dân điện tử ngày 28/04/2025
Bài liên quan
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
- Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
- Bài học cho những kẻ ảo tưởng
- Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
- Không thể xuyên tạc vai trò quyết định của Liên Xô trong cuộc chiến đánh bại chủ nghĩa phát xít
Xem nhiều
-
1
Mạch Nguồn số 66: LỜI HIỆU TRIỆU MÙA XUÂN
-
2
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh Yên Bái trong tình hình mới
-
3
Mạch Nguồn số 68: LAN TỎA PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
-
4
Mạch Nguồn số 65: NHÌN LẠI 2024 "CHUYỆN LÀNG, CHUYỆN NƯỚC"
-
5
Quản trị khủng hoảng truyền thông của các doanh nghiệp tổ chức sự kiện ở Việt Nam hiện nay
-
6
NGÀY HỘI TƯ VẤN TUYỂN SINH - HƯỚNG NGHIỆP - VIỆC LÀM 2025: AJC OPEN DAY - JOB FAIR 2025
Liên kết
- Báo điện tử đảng cộng sản việt nam
- Báo nhân dân
- Báo Quân đội nhân dân
- Cổng thông tin điện tử Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Cổng thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia hồ chí minh
- Tạp chí Cộng sản
- Tạp chí Giáo dục lý luận
- Tạp chí Giáo dục và Xã hội
- Tạp chí Khoa học xã hội và Nhân văn
- Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
- Tạp chí Lý luận chính trị
- Tạp chí Nghiên cứu con người
- TẠP CHÍ Nghiên cứu dân tộc
- Tạp chí Người làm báo
- Tạp chí Nội chính
- Tạp chí Quản lý Nhà nước
- Tạp chí Tổ chức Nhà nước
- Tạp chí Tuyên giáo
- Tạp chí Xây Dựng Đảng
- Thư viện số Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương
Mạch Nguồn số 64: DẤU ẤN AJC TẠI CHÂU ÂU
Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn đã thăm và làm việc với các cơ quan, tổ chức uy tín tại hai quốc gia, tìm hiểu về những vấn đề như các xu hướng báo chí - truyền thông hiện đại, khủng hoảng truyền thông, an ninh mạng… trong bối cảnh truyền thông toàn cầu đang thay đổi mạnh mẽ. Bên cạnh những hoạt động chuyên môn, đoàn đã có nhiều trải nghiệm văn hóa sâu sắc tại các quốc gia này, giúp các thành viên trong đoàn hiểu rõ hơn về những nét đặc sắc của nền văn hóa bản địa. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông trân trọng giới thiệu Mạch Nguồn số 64 với chủ đề: “Dấu ấn AJC tại châu Âu” để cùng nhìn lại những dấu ấn nổi bật trong chuyến công tác này.
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến (Tiếp theo và hết)
Để phản bác và làm thất bại âm mưu, luận điệu nham hiểm của các thế lực phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để khẳng định chính đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài trong suốt 30 năm (1945-1975) và trải qua nhiều giai đoạn...
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam
Năm 2025, Việt Nam long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975-mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi và thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá. Chúng tung ra luận điệu xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, thậm chí chúng cho rằng: “Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”!?... Những luận điệu, thủ đoạn nguy hiểm này phải được vạch trần, phản bác.
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Bài học cho những kẻ ảo tưởng
Sau 50 năm Bắc-Nam sum họp một nhà, Tổ quốc thống nhất và nền hòa bình cùng sự ổn định chính trị đã đưa Việt Nam đến vị thế mới rất vững chắc trong thế giới hiện đại đầy biến động.
Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Làm cán bộ, đừng “mắc nợ” người lao động
Nhân Ngày Quốc tế Lao động (1-5) và Tháng công nhân, cần suy ngẫm về hiện tượng cán bộ “mắc nợ” cấp dưới, người lao động. Bởi thực tế có khá nhiều cán bộ mắc khuyết điểm này, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Bình luận